Vneco là một chế phẩm thảo mộc do Công ty TNHH Sinh Thái Xanh tạo ra. Chế phẩm này được hình thành từ thực vật có sẵn và được chế biến từ một phương pháp mới.
Chế phẩm có hoạt tính cao. Với điều kiện này toàn bộ các hàm lượng tinh chất chứa trong lá cây đều được rút ra dưới dạng tự nhiên. Phân tích thành phần sinh hóa cho thấy nguồn dịch chiết theo phương pháp trên có chứa chủ yếu là polyphenols chiếm gần 10%. Tổng số chất hữu cơ chiếm 65%...
Ý tưởng sử dụng Vneco cho cây tiêu: Nhiều năm qua giá tiêu trên thị trường tăng, người trồng tiêu có cơ hội tăng thu nhập cao so với nhiều loại cây trồng khác. Do vậy bất chấp quy hoạch của Nhà nước, nhiều hộ đã chặt bỏ các cây trồng kém hiệu quả để trồng khiến diện tích tiêu cả nước đã tăng gấp 2 lần. Do chạy theo năng suất, thiếu chú ý đúng mức đến quy trình canh tác thích hợp nên nhiều diện tích tiêu đã bị nhiễm bệnh, hoặc bị giảm năng suất nặng, thậm chí là mất trắng.
Nghiên cứu thực địa cho thấy, nhiều hộ do chạy theo năng suất mà bón đạm rất cao, gấp 2 - 3 lần lượng khuyến cáo. Trong lúc nguồn bệnh gây chết nhanh, chết chậm phát triển theo tỷ lệ thuận với nguồn đạm bón vào. Mặt khác nguồn bệnh chết nhanh, chết chậm là tác nhân gây hại chính, xuất phát chủ yếu từ đất, chúng xâm nhiễm vào cây hồ tiều từ đầu mùa mưa và gây chết vào cuối mùa hoặc trong mùa khô, thời gian ủ bệnh kéo dài đến khi cây phát hiện rõ có triệu chứng bệnh dù có xử lý cũng rất khó phục hồi. Do vậy để hạn chế tác hại của các loại bệnh trong đất gây hại cho cây trồng thì phòng bệnh là quan trong nhất.
Các loại thuốc dùng để xử lý nấm bệnh và tuyến trùng trong đất gây ra dư lượng thuốc hóa học, tồn đọng trong hạt tiêu trên mức cho phép. Để góp phần khắc phục các nhược điểm này, chế phẩm VneCo đã được bắt đầu khảo nghiệm để nhằm đánh giá khả năng thay thế một phần các loại thuốc hóa học đắt tiền, kém hiệu quả mà gây độc hại cho môi trường.
1/ Khảo nghiệm cơ bản trong phòng thí nghiệm
Khảo nghiệm này được thực hiện tại phòng thí nghiệm bệnh cây của Viện Bảo vệ thực vật (Viện Khoa học nông nghiệp VN) theo phương pháp của Bộ NN-PTNT.
Thí nghiệm thực hiện với nhiều đối tượng như Pyricularia Oryzae, Rhizoctonia solani, Neoscytalidium dimidiatum (gây bệnh phấn trắng trên thanh long) Fusarium. sp, Phytophthora và tuyến trùng hại rễ cây. Kết quả thí nghiệm với VneCo đều rất tốt nhất là các loại nấm và tuyến trùng gây bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu.
Với nấm Fusarium sp trên đất tái canh cà phê: Thí nghiệm này và các thí nghiệm khác đều sử dụng 3 nồng độ Vneco là 0,1; 0,15 và 0,2% so sánh với các loại thuốc phổ biến đang sử dụng. Kết quả thí nghiệm cho thấy tất cả 3 nồng độ Vneco đều có hiệu quả trừ bệnh cao hơn thuốc Anvil 0,2% rất rõ.
Với nấm Phytophthora gây bệnh chết nhanh hồ tiêu trên môi trường nhân tạo. So sánh với thuốc Agri-fos 400EC 0,5%, các nồng độ của VneCo cho hiệu quả trừ bệnh cao hơn hẳn Agri-Fos gấp 2 lần.
Hiệu quả của Vneco với nước có chứa tuyến trùng trên đất tái canh cà phê tại Đăk Lăk. So sánh với thuốc Solvico 108 SE 0,2%, cho thấy hiệu lực trừ tuyến trùng trong nước của các nồng độ VneCo đều cao hơn thuốc Solvico rất rõ.
Với tuyến trùng trong đất tái canh cà phê ở Đăk Lăk. So sánh với Tervigo 020 EC 0,2%, cho thấy Vneco 0,2% có hiệu lực trừ tuyến trùng tương đương với Tervigo 0,2%.
Từ những kết quả nói trên tác giả cho rằng chế phẩm VneCo hoàn toàn có thể sử dụng để xử lý đất cho cây tiêu. Ý tưởng này đã được triển khai tại Đăk Lăk, Đăk Nông và Gia Lai trong các năm 2015, 2016. Dưới đây là tóm tắt kết quả một số khảo nghiệm.
2. Khảo nghiệm diện rộng trên nương hồ tiêu kinh doanh
Tại Đăk Lăk: Khảo nghiệm 2 điểm: Xã Hòa Thuận, TP Buôn Ma thuột và phường Bình Tân, TX Buôn Hồ. Đây là khảo nghiệm diện rộng, ô 2.500m2. Các kỹ thuật canh tác phân bón, chăm sóc như nhau, chỉ khác nhau là dùng Vneco 0,15% tưới 5 lít/gốc, tưới 3 lần/vụ, điều tra cố định 20 cây mỗi công thức (thí nghiệm và đối chứng).
Kết quả cho thấy có xử lý Vneco cả 2 địa điểm đều giảm tỷ lệ bệnh chết nhanh rất rõ. Ở Buôn Ma Thuột, không xử lế, tỷ lệ bệnh tăng gấp 2 lần (91,1%), còn ở Buôn Hồ không xử lý, tỷ lệ bệnh tăng gấp gần 4 lần (394%). Với chỉ số bệnh cũng cho kết quả tương tự. Với bệnh chết chậm cả 2 địa điểm cũng cho kết quả tương tự như bệnh chết nhanh.
Tại Gia Lai: Thí nghiệm cũng làm trên diện tích rộng bố trí tại Hà Bàu, Đăk Đoa và Ia Kha, huyện Ia Grai nhưng ở đây Vneco được xử lý 6 lần/vụ từ 5/9/2015 cho đến 15/12/2016, nồng độ, liều lượng và cách bố trí thí nghiệm sử dụng như ở Đăk Lăk.
Kết quả cho thấy ở Hà Bàu, Đak Đoa, công thức tưới Vneco có tỷ lệ rễ tơ bị thối là 29,8% còn đối chứng là 61,2% (cao gấp 2 lần). Còn ở Ia Grai, có xử lý là 14,7%, không xử lý tỷ lệ rễ tơ bị thối là 30,3% cũng cao gần 2 lần. Còn tỷ lệ tuyến trùng có trên rễ qua các tháng điều tra thì ở Đăk Đoa công thức có xử lý là 30,4%, còn đối chứng là 47,7%, cao hơn có xử lý là 56%. Ở Ia Grai thì có xử lý chiếm 17,4%, đối chứng là 31,5% cao hơn công thức có xử lý là 81%.
Các nhận xét khác cho thấy công thức có xử lý Vneco đều có chỉ tiêu sinh trưởng về cành lá, số chùm hoa, số quả trên cành đều cao hơn đối chứng rất rõ, cây phát triển tốt hơn, khỏe hơn. Kết quả là ở Đak Đoa năng suất tiêu cao hơn đối chứng 900kg/ha (22%), còn ở Ia Grai năng suất tiêu ở công thức có xử lý VneCo cao hơn đối chứng 600kg/ha (10,5%).
- Trồng hành tăm trên lưới (26/02/2016)
- Trồng nấm từ mùn cưa gỗ cao su (26/02/2016)
- Trồng sầu riêng lãi tiền tỷ (26/02/2016)
- Cà chua lãi không dưới 40 triệu/ha/3 tháng gieo trồng (18/02/2016)
- Giá rau xanh nhảy múa (18/02/2016)
- Nông dân phấn khởi vì giá rau ổn định (18/01/2016)
- Lột lá mía giúp nâng cao năng suất và chất lượng (18/01/2016)
- Khắc phục tình trạng táo dụng quả (18/01/2016)
- Dân mất Tết vì giá bí đỏ 'rẻ mạt'! (13/01/2016)
- Khóm Cầu Đúc giá cao kỷ lục (13/01/2016)