Do ảnh hưởng của mưa trái vụ từ tháng 1 - 32017 lúc điều đang ra hoa và đậu trái non nên quả đậu ít, bên cạnh đó điều bị dịch bọ xít muỗi phá hại đầu mùa mưa khiến vụ thu hoạch 2017 bị giảm năng suất và sản lượng.
Tác hại của bọ xít muỗi và một số bệnh nấm tiếp tục làm cho cây điều bị cháy lá và khô cành. Hiện nay có đến 30% diện tích điều sinh trưởng kém và chồi mới ít phát triển, chồi cũ đã bị khô chết cần có biện pháp cụ thể khôi phục vườn điều, hạn chế giảm năng suất 2018. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật xử lý nhanh với các dạng vườn điều vùng Đông Nam bộ như sau:
Khôi phục vườn điều sinh trưởng kém và bị sâu bệnh hại
1. Bón phân đợt cuối theo hướng tăng lượng phân ka ly để tạo điều kiện cho cây già lá, rụng bớt lá vào mùa khô (giữa tháng 11) và ra hoa nhiều vào tháng 12.
2. Tỉa bớt cành, chồi nhỏ yếu, trong tán khó ra hoa hoặc ít hoa, chỉ giữ lại 2-3 chồi trên 1 cành, các cành giữ lại có sức sống mạnh và vị trí phù hợp.
3. Kết hợp phun thuốc BVTV với phân bón lá, kích thích sinh trưởng như GA3 và Bo, NPK có hàm lượng kali cao.
4. Kiểm tra vườn thường xuyên để phòng trừ kịp thời sâu bệnh hại chồi lá non.
Xử lý vườn điều già cỗi và sâu bệnh nặng không thể phục hồi
Do tác hại của bọ xít muỗi gây cháy lá khô cành điều nên một số vườn hiện nay cây không ra được chồi lá mới, sức sinh trưởng rất kém và khả năng phục hồi khó khăn. Tùy vào tình trạng vườn điều mà bà con nông dân cần thực hiện các giải pháp sau:
1. Với vườn điều ra được ít chồi mới, cây không bị sâu đục thân cành, còn có khả năng phục hồi:
- Cắt bỏ ít nhất 30% số cành trên 1 cây, chọn cành xa tán, tranh chấp ánh sáng với cành hay cây khác, cành sâu bệnh có sức sống yếu để tập trung dinh dưỡng phục hồi số cành còn lại.
- Bón thúc phân cho cây với lượng 7 - 8 lạng phân super lân và 4 - 5 lạng phân ure giúp cây nảy chồi mới.
- Khi chồi mới ra chỉ giữ lại 2 - 3 chồi/cành và theo dõi thường xuyên để phòng trừ sâu bệnh hại trên chồi mới.
- Có thể phun thêm phân bón lá cho cây.
2. Với vườn điều không thể phục hồi được cần phá bỏ để trồng tái canh, khi trồng tái canh cần lưu ý:
- Thời vụ trồng vào tháng 6 - 7 năm sau.
- Trồng giống điều ghép như AB29, PN1, AB05-08 đã được Bộ NN-PTNT công nhận giống cho sản xuất.
- Tiêu chuẩn cây giống điều: chiều cao chồi ghép trên 15 cm, có 1 tầng lá phát triển hoàn chỉnh, tuổi cây từ khi ghép trên 45 ngày.
- Trồng dày với khoảng cách 8mx6m tương đương 200 cây/ha, sau 7-8 năm tỉa bớt 1 hàng còn để 8x12m tương đương 120 cây/ha để có thể thu năng suất sau 2-3 năm trồng.
- Trồng xen cây ngắn ngày như lạc, đậu tương hay xen ca cao trong vườn điều.
Một số biện pháp kỹ thuật
Tỉa cành, tạo tán
Đối với vườn điều kinh doanh: cần chú ý tỉa cành tạo tán thực hiện 2 lần/năm. Lần 1 sau khi thu hoạch, tiến hành tỉa cành tạo tán kết hợp dọn vườn, làm cỏ đợt 1 và bón phân đợt 1. Lần 2 tiến hành tỉa cành tạo tán vào trước lúc ra hoa khoảng 2 - 3 tháng. Khi tỉa cành cần cắt bỏ những cành khô, mục, cành bị sâu bệnh phá hoại, cành rợp trong tán cây và cành đan xen vào nhau, thu dọn cành lá ủ làm phân compost, vừa đảm bảo vườn điều được thông thoáng nhất là vườn điều gần rừng để góp phần hạn chế phát sinh sâu bệnh hại.
Phân bón
Việc bón phân cho cây điều thực hiện từ nay cho đến trước ngày 30/11/2017, chú ý bón cân đối phân vô cơ và hữu cơ, lượng phân vô cơ bón cho cây điều ở thời kỳ kinh doanh như sau:
Tuổi cây (năm) |
Lần bón |
Lượng nguyên chất (g/cây/lần) |
Lượng phân bón (g/cây/lần) |
||||
N |
P2O5 |
K2O |
Urê |
Super lân |
Clorua kali |
||
4 |
1 |
300 |
225 |
90 |
650 |
1.400 |
150 |
2 |
200 |
0 |
150 |
430 |
0 |
250 |
|
5 - 7 |
Mỗi năm tăng thêm 20 - 30% lượng phân bón tùy theo mức tăng năng suất |
||||||
8 trở đi |
Điều chỉnh lượng phân bón theo tình trạng và năng suất của vườn cây |
Do mưa muộn một số diện tích điều phát triển thân lá mạnh, cần được bón bổ sung thêm kali để cây khỏe, cứng cáp và ra hoa đúng thời điểm. Thời điểm bón kết thúc trước 30/11/2017, liều lượng bón bổ sung thêm 300g kali/cây.
Đối với vườn điều đang phục hồi
Thực hiện bón phân lần 2, tập trung trước ngày 10/11, bón theo rãnh đào theo hình chiếu của tán cây, sau bón phân tiến hành lấp đất; hạn chế bón phân theo hố. Kết hợp bổ sung phân bón trung, vi lượng và chất điều hòa sinh trưởng như GA3 phun qua lá.
Đối với vườn điều phục hồi kém
Bón phân: thực hiện bón phân sớm trước ngày 10 tháng 11; lượng bón 0,5 kg urê + 0,6 kg super lân/cây, bón vào rãng đào theo hình chiếu của tán cây, sau bón phân tiến hành lấp đất. Kết hợp bổ sung phân bón trung, vi lượng qua lá, giúp cây nẩy chồi mới và phục hồi bộ lá. Phun kết hợp thuốc trừ sâu bệnh với chất kích thích sinh trưởng như GA3, NPK 30:10:10 và Atinik.
Thường xuyên kiểm tra vườn, phát hiện kịp thời các đối tượng dịch hại để có biện pháp phòng trừ. Khi phát hiện bọ xít muỗi hoặc bệnh thán thư hại điều, thực hiện kịp thời các biện pháp phòng trừ theo Quy trình kỹ thuật quản lý bọ xít muỗi và bệnh thán thư gây hại điều, ban hành theo công văn số 453/BVTV-QLSVGHR ngày 15/10/2017 của Cục Bảo vệ Thực vật.
- Giá thanh long Bình Thuận vẫn giữ mức cao (05/04/2018)
- Khôi phục vườn cây có múi sau thu hoạch (20/11/2017)
- Trồng dưa lưới có tỷ suất lợi nhuận cao (20/11/2017)
- Giống lúa ST24, ST28 đạt giải cao tại hội thi 'Gạo ngon lúa thơm' (17/11/2017)
- Đồng hành sản xuất cây vụ đông (17/11/2017)
- Nếp cái hoa vàng được mùa (17/11/2017)
- Bí quyết trồng hoa lily thu lãi 1 tỷ đồng/ha? (01/11/2017)
- Nhóm giống hoa lily trồng phổ biến (31/10/2017)
- Tác động kĩ thuật để cây bí sinh trưởng, phát triển thuận lợi (31/10/2017)
- Một HTX sản xuất 260 tấn rau an toàn/năm (31/10/2017)