Cây trồng biến đổi gen là biện pháp tối ưu?
17/09/2019
Cây trồng biến đổi gen (BĐG) có phải là biện pháp tối ưu? Đây là câu hỏi mà hiện nay giới khoa học trong và ngoài ngành nông nghiệp, ngành sinh học ứng  dụng, y học và các giới báo chí đang tranh luận khá sôi nổi…

Ở Việt Nam hiện đang hình thành 2 nhóm chính có ý kiến trái ngược nhau: Ủng hộ và không ủng hộ.

Nhóm ủng hộ cho rằng sử dụng cây BĐG sẽ làm thay đổi cục diện nền nông nghiệp của nước nhà do có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu được sâu đục bắp, đục thân, thuốc trừ cỏ, chống chịu được điều kiện biến đổi khí hậu khắc nghiệt đang và sẽ diễn ra mà không gây hại gì đến sức khỏe con người, gia súc và môi trường, lại tăng được đa dạng sinh học. 

Có tác giả  nói rằng, năng suất ngô nước ta mới đạt được 4,2 tấn/ha. Nếu trồng ngô BĐG chỉ cần tăng lên 1 tấn/ha (tính trên diện tích 1,13 triệu ha, như vậy phải có nhiều diện tích tăng hơn đối chứng 3 - 4 tấn hạt/ha) thì ngành chăn nuôi không phải nhập ngô làm thức ăn gia súc.

Cũng có dẫn liệu nói rằng, hiện nay tiền nhập nguyên liệu làm thức ăn gia súc bao gồm lúa mì, ngô và đậu tương nhiều hơn tiền xuất khẩu gạo của cả nước. 

Ngày 13/3/2014 truyền thông có bài: “Ứng dụng cây trồng biến đổi gen: Chần chừ  sẽ mất tiền tỷ”. Nếu đúng như các ý kiến đã nêu ở trên thì quá tuyệt vời. Vậy trước hết ta hãy xem trồng ngô BĐG có thực sự mang lại năng suất cao như đã được nhóm ủng hộ thuyết giảng không?

Tác giả xin giới thiệu với bạn đọc kết quả thí nghiệm diện hẹp và diện rộng 2 giống ngô chuyển gen của Cty TNHH Dekalb Việt Nam thực hiện trong vụ đông xuân 2014-2015 tại 4 vùng sinh thái thích hợp cho cây ngô là Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đăk Nông và Đăk Lăk để tiện việc bàn luận.

Vào ngày 17/7/2015, tại TP. Cần Thơ, tác giả của Dekalb VN đã trình bày  kết quả nghiên cứu 2 giống ngô chuyển gen DK 9955S và DK 9955R so sánh với giống ngô DK 9955C không chuyển gen để làm đối chứng. 

1/ Giống ngô DK 9955S là con lai của giống ngô MON89034 mang gen kháng sâu đục thân bộ Cánh vảy và giống ngô NK 603 mang gen kháng thuốc diệt có Glyphosate đã được Bộ NN-PTNT cũng như Bộ TN-MT cho phép khảo nghiệm rộng và phổ biến ở Việt Nam.

Như vậy bản thân giống ngô DK 9955S mang cả 2 gen kháng sâu đục thân và kháng thuốc trừ cỏ. Kết quả khảo nghiệm diện hẹp  cả 2 địa điểm Bà Rịa- Vũng Tàu và Đồng Nai (trong địa điểm nghiên cứu không nói đến Đồng Nai) được thể hiện trong bảng 1 dưới đây.

Bảng 1. Các yếu tố năng suất và năng suất giống ngô BĐG, vụ đông xuân 2014-2015 (Giống biến đổi gen: DK 9955S; đối chứng: DK 9955C) 

Chỉ tiêu

Bà Rịa- Vũng Tàu

Đồng Nai

Trung bình

DK9955C

DK9955S

DK9955C

DK9955S

DK9955C

DK9955S

Tỷ lệ hạt/bắp (%)

77,0 a

76,9a

77,3a

77,8a

77,2

77,4

Độ ẩm (%)

33,1a

33,4a

31,4a

31,7a

32,3

33,6

Năng suất (t/ha)

8,50a

8,76a

8,15a

8,23a

8,33

8,45

 

Số liệu trong bảng 1 ở trên cho thấy rằng năng suất ngô BĐG DK 9955S trồng ở 2 địa điểm là Bà Rịa- Vũng Tàu cũng như ở Đồng Nai, trong thí nghiệm hẹp, có nhắc lại, có tính toán thống kê đều chỉ tương đương với giống đối chứng DK 9955C (các số liệu đều mang chữ số “a” như nhau).

Tỷ lệ hạt/bắp cũng như nhau. Tính năng suất bình quân cả 2 địa điểm cũng chỉ cao hơn giống đối chứng có 120 kg/ha, đều chỉ nằm trong phạm vi sai số thí nghiệm 

2/ Với giống BĐG thứ 2- DK 9955R. Giống này là con lai giữa giống DK 9955 với giống NK 603 và là giống có mang gen kháng thuốc trừ cỏ Glyphosate. Thí nghiệm cũng được tiến hành cùng địa điểm và thời gian với giống BĐG DK 9955S. Kết quả so sánh năng suất với giống ngô DK 9955C được trình bày ở trong bảng 2 dưới đây: 

Bảng 2. Năng suất và yếu tố năng suất giống ngô BĐG DK 9955R vụ đông xuân 2014-2015 tại Bà Rịa- Vũng Tàu và Đồng Nai (Giống biến đổi gen: DK 9955R; đối chứng: DK 9955C)

Chỉ tiêu

BRVT

Đông Nai

Trung bình

Đ/C

BĐG

Đ/C

BĐG

Đ/C

BĐG

Tỷ lệ hạt (%)

77,0a

77,4a

77,3a

77,5a

77,2

77,5

Độ ẩm (%)

33,1a

31,5a

31,4a

31,6a

32,3

32,6

Năng suất (t/ha)

8,50a

8,77a

8,15a

8,04a

8,33

8,41

 

Số liệu ghi nhận trong bảng 2 cũng cho thấy về tỷ lệ hạt trên lõi cũng như năng suất hạt của giống ngô BĐG DK 9955R cũng chỉ ngang với giống ngô đối chứng DK 9955C.

Nghĩa là trong thí nghiệm chính quy có ô thửa, có nhắc lại và số liệu được tính toán thống kê cẩn thận thì hai giống BĐG DK 9955S và DK 9955R của Cty TNHH Dekalb VN có năng suất hạt chỉ ngang ngửa với giống đối chứng DK 9955C của chính Cty Dekalb. 

Các nhà khoa học đều tin tưởng là như vậy. Theo quy định của Bộ NN-PTNT, một giống mới muốn được công nhận cho SX thì về năng suất  phải bằng hoặc cao hơn giống đối chứng từ 10% trở lên.

Trong trường hợp này thì 2 giống BĐG nói trên nếu chỉ xét về năng suất hạt thì không đủ tiêu chuẩn để công nhận là một giống mới. Vì nếu trồng các giống BĐG mà đều có năng suất ngang bằng với giống đối chứng thì làm sao để có thể có năng suất bình quân cao hơn bình quân năng suất ngô Việt Nam đang trồng 1 tấn/ha, tính cho cả diện tích 1,13 triệu ha được.

Trong lúc đó, gần một nửa diện tích trồng ngô ở Việt Nam chỉ có khả năng đạt được 50 -60% năng suất tiềm năng của giống vì nền đất kém màu mỡ, và hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời. Còn nếu dựa vào cái gọi là ưu thế kháng sâu đục thân hay kháng thuốc cỏ Gplyphosate thì xin được xem xét trong bài kế tiếp.


Số lượt đọc: 1461 Về trang trước Về đầu trang
Các tin khác