(J.E.Smith), thuộc bộ Cánh vẩy Lepidoptera, họ Bướm đêm Noctuidae.
Sâu keo có phổ ký chủ rất rộng, gây hại trên hơn 80 loài cây thực vật, thích cắn phá trên cây họ Hòa thảo như ngô, lúa, lúa miến, mía và cả trên đậu nành, đậu phộng, khoai lang, cà chua, rau cải, bông vải, được Châu Âu đưa vào danh mục kiểm dịch.
Đặc tính sinh học
Sâu keo thuộc nhóm côn trùng có biến thái hoàn toàn. Trong điều kiện nóng - ẩm, vòng đời dài khoảng 30 - 35 ngày, trong năm sinh sản liên tục 4 – 6 lứa. Nhiệt độ thấp, chỉ có 1 – 2 lứa một năm. Vòng đời gồm các giai đoạn :
Trứng:
Có dạng cầu, đáy phẳng, đường kính khoảng 0.4mm, cao 0,3 mm, màu trắng ngà, được đẻ vào chiều tối ở mặt dưới lá bên dưới, trứng đẻ thành từng ổ khoảng 100 – 200 trứng, xếp chặt thành 1 hay 2 lớp, được phủ ngoài một lớp tơ trắng lấy từ bụng dưới của bướm cái. Trứng nở sau 3 – 5 ngày.
Sâu non ( Ấu trùng):
Có 6 tuổi (đôi khi 5). Sâu mới nở có đầu đen, sâu tuổi 2 – 3, thân màu xanh lá, có sọc trắng điểm các đốm đen. Sâu tuổi 4 – 6, đầu màu nâu đỏ, có đốm trắng, thân nâu đậm xen xanh lá, có sọc trắng, nâu chạy xen kẻ dọc thân, trên thân có nhiều đốm đen, có gai lông, nếu mật số đông hay thiếu thức ăn, sâu có thể chuyển sang màu đen và ăn thịt lẫn nhau.
Đặc điểm nhận dạng sâu keo mùa thu là đầu có chữ Y ngược, màu vàng, ở đốt bụng cuối có 4 chấm đen xếp thành hình vuông. Giai đoạn sâu non kéo dài khoảng 14 ngày trong mùa hè, 30 ngày nếu trời lạnh. Sâu có tính giả chết, cuộn tròn lại khi chạm phải. Gây hại chủ yếu vào chiều tối và có xu hướng di chuyển thành thành từng đàn tìm thức ăn.
Nhộng:
Giai đoạn nhộng trong đất, vùi sâu khoảng 2 – 8 cm . Nhộng hình bầu dục, dài 1,5 cm có màu nâu đỏ, kéo dài khoảng 8 – 9 ngày trong mùa hè, 20 – 30 ngày trong mùa đông.
Thành trùng (ngài/bướm):
Thành trùng dài khoảng 1,7 cm, có sải cánh dài khoảng 3,8 cm, cánh trước màu xám nâu, có đốm xám, cánh màng trong, màu xám bạc, có viền đậm ở rìa cánh. Thành trùng là bướm đêm, hoạt động mạnh về đêm khi thời tiết mát, ẩm. Sâu keo có khả năng nhân nhanh số lượng, con cái có thể đẻ đến 2.000 trứng. Giai đoạn thành trùng dài khoảng 10 ngày (đôi khi đến 21 ngày). Thành trùng có khả năng bay xa nhờ gió..
Gây hại:
Sâu keo mùa thu gây hại bằng cách ăn lá, thân. Sâu non, mới nở, cắn lá bên dưới, thoạt tiên cạp biểu bì, để lại màng mỏng, sâu ăn lá thành các lổ nhỏ, sâu lớn ăn từ mép lá vào trong và ăn khuyết thành từng hàng dài trên phiến lá. Thường trên một cây, chỉ thấy có 1 (hoặc 2 sâu) do tập tính ăn thịt đồng loại khi sống gần nhau. Sâu tuổi lớn (tuổi 4 – 6), sức ăn phá mạnh hơn sâu tuổi nhỏ, để lại gân, lá, thân tơi tả, rách nát.
Thiệt hại do sâu cắn lá khi cây còn nhỏ có thể được đền bù bằng cách ra lá mới, tuy nhiên nếu sâu tuổi lớn chui vào vào loa kèn, ăn đứt đỉnh sinh trưởng, gây chết đọt, thiệt hại sẽ lớn, năng suất có thể mất từ 30 – 60%. Sâu cũng có thể đục vào trái, ăn hạt như sâu đục trái (Helicoverpa sp), tuy nhiên khác sâu đục trái có khuynh hướng đục từ trên xuống xuyên qua lớp râu bắp trước khi ăn hạt ở đầu trái, sâu keo mùa Thu ăn phá bằng cách đục xuyên qua lá bao để ăn hạt bên trong.
Thuốc hóa học và sinh học
Để phòng trừ hiệu quả sâu keo mùa thu cần áp dụng biện pháp tổng hợp như sau:
Trồng sớm hay trồng giống sớm, nếu có thể. Thu hoạch sớm giúp tránh rơi vào cao điểm sâu hại vào lúc thu hoạch rộ. Dùng giống kháng, ít sâu hại. Luân canh, xen canh. Sử dụng bẫy đèn, bẫy pheromones phát hiện bướm xuất hiện để có biện pháp phòng trừ sớm trứng và sâu mới nở. Dùng thuốc trừ sâu: Trong khi chờ đợi thử nghiệm xác định hoạt chất, liều lượng thích hợp, có thể tạm thời khuyến cáo một trong các công thức sau:
a. Aquinphos 40EC: liều 60 ml/16 lít.
b. Comda Gold 5WG: pha 2 gói 15 g/16 lít.
c. Hỗn hợp Aquinphos 40EC + dầu SK 99EC: tỷ lệ tương ứng 40 ml + 50 ml/16 lít.
d. Hỗn hợp Comda Gold 5WG + dầu SK: Tỷ lệ tương ứng: 2 gói 15g + 50 ml/16 lít.
e. Hỗn hợp Aquinphos + Comda Gold 5WG + dầu SK: Tỷ lệ 40 ml + 2 gói Comda Gold 5WG + 50 ml dầu SK 99EC/16 lít.
Cây lớn, khó phun thuốc, có thể rải thuốc dạng hạt có tính lưu dẫn hay xông hơi vào loa kèn như Sago super 3GR (nếu điều kiện cho phép).
- Bắt bệnh, bồi bổ sức khỏe cho đất (04/11/2020)
- Dịch bệnh cây trồng, nguy cơ từ suy thoái đất (04/11/2020)
- Kỹ thuật bảo quản lúa gạo Japonica luôn thơm ngon (04/11/2020)
- Kỹ thuật bảo quản lúa gạo Japonica luôn thơm ngon (04/11/2020)
- Chăm sóc vườn cây trong điều kiện thời tiết bất lợi (04/11/2020)
- Biến rơm rạ thành 'vàng' (04/11/2020)
- Sản phẩm OCOP gạo sữa Dương Xuân Quả (04/11/2020)
- Sửa gen tạo giống 'siêu bố' (04/11/2020)
- Tưới tiết kiệm xoài bằng công nghệ mini pan (04/11/2020)
- Hiệu quả dùng màng phủ passlite cho rau an toàn (03/11/2020)