Trần Kinh Chi tháp tùng Bác Hồ đi thăm Trung đoàn không quân
921 tại sân bay Nội Bài (Hà Nội) vào dịp Tết Đinh Mùi năm 1967. Bác Hồ bắt tay
ông Trần Hanh, người bắn rơi chiếc máy bay Mỹ đầu Thiếu
tướng Trần Kinh Chi sinh ngày 20.5.1927 tại làng Thượng Hiệp, xã Tam Hiệp,
H.Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội). Đầu tháng 10.1950, ông được giao
nhiệm vụ làm phó đoàn cán bộ của Nha Công an T.Ư đi tăng cường cho quân đội.
“Cũng từ đây, tôi khoác áo lính, bắt đầu một hành trình sự nghiệp mới vô cùng
sôi động và có nhiều sự kiện đáng nhớ gắn với những trang sử chói lọi của dân
tộc cũng như vị lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại mà tôi kính yêu như người cha”, ông
khẳng định.
Trần Kinh Chi từng kinh qua các chức vụ Cục trưởng Cục Bảo vệ quân đội, Tư lệnh - Trưởng ban phụ trách Quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và quảng trường Ba Đình.
Có nhiều thời gian ở bên Bác, Trần Kinh Chi đã có dịp chứng kiến cả những giây phút đời thường của bậc vĩ nhân mà không phải ai cũng biết. Đặc biệt cảm động là có lần chính Bác Hồ lại… trông cho người cận vệ của mình ngủ. “Có lần, vì quá mệt mỏi bởi đi đường xa, lại không được nghỉ ngơi đầy đủ, Bác thiếp đi trên xe. Tôi nhẹ nhàng vòng tay cho Người tựa vào, lòng những mong Bác thật ngon giấc. Ấy vậy mà chỉ một lúc sau, mí mắt tôi ríu lại. Một lúc sau, lơ mơ tỉnh giấc, tôi thấy mình đang… tựa hẳn trong lòng Bác, còn Bác thức giấc tự khi nào. Thấy thái độ rụt rè, ngại ngần của tôi, Người ân cần hỏi: “Chú ngủ có thích không? Đi thế này mệt thật!”. Nhớ lại, ông bồi hồi cho biết lúc ấy “những ký ức ấu thơ được bao bọc trong tình yêu thương của cha mẹ như dòng nước ấm chảy về trong tâm hồn tôi”.
Cuốn hồi ký của vị tướng còn ghi chép lại những giây phút cuối cùng của Bác Hồ trước khi mất: “Đúng 9 giờ 47 phút (ngày 2.9.1969), tim Bác ngừng đập. Chiếc quạt lá cọ rời tay đồng chí Vũ Kỳ, anh gục khóc nức nở. Các bác sĩ tích cực xoa bóp, hô hấp nhân tạo cho Bác nhưng vô vọng. Bên giường Bác, lúc 10 giờ 47 phút, tức sau một giờ tim Bác ngừng đập, đồng chí Phạm Văn Đồng sau khi trao đổi với các bác sĩ làm công tác cấp cứu, khoát tay ra lệnh: Thôi, các đồng chí để yên cho Bác nghỉ. Những người ở bên giường Bác òa lên khóc nức nở...”.
Không chỉ bảo vệ khi Bác còn sống, Trần Kinh Chi còn tự hào là người bảo vệ cho Bác yên giấc ngàn thu. Cuốn hồi ký của ông có nhiều trang kể chuyện về hai công trình mật danh 75A, 75B về giữ gìn, quàn và bảo quản thi hài Bác, về công việc xây lăng. Ông cũng nói chi tiết về chiếc giường đồng Bác nằm, ba mặt được lắp bằng loại kính có độ an toàn rất cao do ngành du hành vũ trụ Liên Xô sản xuất, “một biểu tượng của đỉnh cao kỹ thuật và nghệ thuật mà các chuyên gia VN - Liên Xô đã đạt đến”. Bên cạnh đó là nhiều trang viết phản ánh chi tiết về các cuộc hành quân di chuyển, bảo vệ thi hài Bác đầy vất vả và cảm động…
Hiện nay Trần Kinh Chi đã ở tuổi 90, chân yếu và đôi mắt hầu như không còn nhìn được. Nhưng trí óc ông vẫn còn minh mẫn để quyết tâm hoàn thành cuốn sách với mong muốn “cung cấp thêm những tư liệu, góc nhìn về các sự kiện lịch sử của đất nước qua góc nhìn của một người trong cuộc”.
- NỘI DUNG CHÍNH NGHỊ ĐỊNH 61/2018 VỀ THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (24/05/2019)
- Kim Long tổ chức mit tinh ra quân chiến dịch diệt lăng quăng (21/05/2019)
- Phòng, chống và xử lý bệnh dịch tả heo Châu Phi (10/05/2019)
- Nghị định 61/2018 về Nhiệm vụ và quyền hạn của bộ phận một cửa trong giải quyết TTHC (10/05/2019)
- Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Kim Long (09/05/2019)
- Những kết quả đạt được trong thực hiện công tác cải cách hành chính từ năm 2016-2018 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (03/05/2019)
- UBND huyện Châu Đức, UBND xã Kim Long tổ chức thăm hỏi sức khỏe và tặng quà cho Mẹ Việt Nam Anh Hùng Hứa Thị Sắc 98 tuổi (26/04/2019)
- Lễ viếng bia tưởng niệm TNXP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (26/04/2019)
- Triển lãm sách và giao lưu văn hóa đọc nhân Ngày sách Việt Nam 21/4 (26/04/2019)
- Đại hội HLHTN nhiệm kỳ 2019- 2024 (24/04/2019)