Trong vòng một tháng qua, dịch tả heo châu Phi đã lan ra 7 tỉnh thành ở
phía Bắc và đang có nguy cơ lây lan rất cao.
- Cả nước hiện đã có Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương có dịch bệnh. Số lượng heo phải tiêu hủy đến ngày 3-3 là 3.925 con. Hiện nay, Hưng Yên tương đối nặng nề, Thái Bình lây lan nhanh.
Bệnh chỉ gây ra đối với heo (không lây nhiễm, gây bệnh ở người) với tốc độ lây rất nhanh nên nguy cơ thiệt hại rất lớn. Heo mắc bệnh không điều trị được, khả năng chết lên đến 100%. Virút gây bệnh có sức đề kháng cao, tồn tại lâu ngoài môi trường và trong các sản phẩm của heo, lan truyền qua không khí, thức ăn, nước uống, phương tiện vận chuyển... nên rất phức tạp.
Bệnh Dịch tả heo châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loài heo (cả heo nhà và heo hoang dã); bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại heo. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%.
Vi rút Dịch tả heo Châu Phi lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm vi rút như: chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm vi rút và ăn thức ăn thừa chứa thịt heo nhiễm bệnh hoặc bị ve mềm cắn.
Heo khỏi bệnh có khả năng mang vi rút trong thời gian dài, có thể là vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy khó có thể loại trừ được bệnh nếu để xảy ra bệnh Dịch tả heo châu Phi.
Để phòng và chống dịch bệnh Dịch tả heo châu Phi cho gia súc, người chăn nuôi cần phải thực hiện nghiêm các biện pháp như sau:
- Một là hạn chế khách tham quan, hạn chế cho thương lái vào khu vực chăn nuôi. Trong trường hợp phải đi vào chuồng nuôi cần phải thay trang phục và mang ủng hoặc giày dép của trại, đồng thời thực hiện tiêu độc khử trùng cho người, dụng cụ và phương tiện.
- Hai là, cần tăng cường chăm sóc, cung cấp thức ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho đàn gia súc. Thực hiện vệ sinh và tiêu độc khử trùng chuồng trại ít nhất 1 lần trong một tuần.
- Ba là, khi nhập gia súc về nuôi và khi xuất bán gia súc phải khai báo kiểm dịch với Trạm Thú y địa phương.
Trong khi tình hình dịch bệnh chưa ổn định thì hạn chế nhập mới gia súc về nuôi nhất là từ khu vực các tỉnh có nguy cơ cao. Trong trường hợp cần thiết thì chỉ nên nhập gia súc từ các trại chăn nuôi đã được công nhận an toàn dịch và có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật của cơ quan thú y.
- Bốn là, nên sử dụng các sản phẩm thịt gia súc đã được cơ quan thú y kiểm dịch. Không mua và sử dụng các sản phẩm thịt gia súc không rõ nguồn gốc và không chế biến gần khu vực chăn nuôi.
- Năm là, khi phát hiện đàn gia súc có những biểu hiện của bệnh truyền nhiễm như sốt cao, bỏ ăn hàng loạt, ... hoặc gia súc có các triệu chứng điển hình của bệnh Dịch tả heo châu Phi như đã nêu ở trên thì phải nhanh chóng báo cho chính quyền hoặc Trạm Chăn nuôi và Thú y địa phương để được kiểm tra và xử lý kịp thời
Triệu chứng heo mắc bệnh Dịch tả heo: Sụt cân, ủ rũ; Vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng có màu sẫm xanh tím.
- Mức xử phạt đối với lỗi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe có thể bị phạt tiền lên tới 8 triệu đồng kể từ 2020, tăng gấp 2 lần so với quy định trước đây. (13/01/2020)
- An toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Canh Tý 2020: Cần tự bảo vệ mình! (11/01/2020)
- Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 (10/01/2020)
- 'Cỏ cứu mạng': Loại rau dại có giá hơn 1 triệu/kg có gì đặc biệt? (10/01/2020)
- Trồng thứ quả tưởng không còn ai ăn, bất ngờ thu 700 triệu (03/01/2020)
- Cẩn trọng với nạn trộm cắp ngày Tết (03/01/2020)
- Trồng củ cải khổng lồ to như bắp chân, nặng 3-4kg bán cho Hàn Quốc (02/01/2020)
- Hội nghị bình cử thanh niên đủ tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ năm 2020 (01/01/2020)
- Hội nghị họp mặt kỷ niệm 30 năm ngày thành lập hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2019), 75 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2019) và tổng kết công tác Quân sự - Quốc phòng địa phương năm 2019. (20/12/2019)
- CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG PHƯƠNG THỨC CHỐNG PHÁ MỚI CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH HIỆN NAY (16/12/2019)