Tết Nguyên đán đang tới gần, nhu cầu mua
sắm thực phẩm của người dân ngày càng tăng cao. Đây cũng là thời điểm vấn đề an
toàn vệ sinh thực phẩm trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Ngoài việc chờ các ngành chức năng vào cuộc xử lý nạn kinh doanh thực phẩm bẩn, mỗi người tiêu dùng cũng cần lưu ý vài vấn đề sau để bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình.
Chọn nơi bán tin cậy
Tết Canh Tý 2020 là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn nhất trong năm. Do vậy các đối tượng xấu đã dùng nguồn nguyên liệu không bảo đảm để sản xuất, sau đó trà trộn và đưa các loại thực phẩm chất lượng kém vào tiêu thụ. Các mặt hàng kém chất lượng chủ yếu xuất hiện ở những chợ dân sinh, tiệm tạp hóa, khu vực tập trung dân lao động, dân nhập cư, vùng sâu, vùng xa…để thu lợi bất chính. Đây được coi là mối nguy cơ tiềm tàng về an toàn thực phẩm.
Việc chọn những nơi tin cậy, uy tín để tránh dùng phải thực phẩm không an toàn gây nguy hại cho sức khỏe không quá khó khăn vì hiện nay hệ thống siêu thị cũng như các chợ truyền thống đã tuân thủ vấn đề an toàn thực phẩm. Không nên mua thực phẩm trôi nổi ở các chợ tự phát, ở vỉa hè, lòng lề đường.
Chú ý nguồn gốc thực phẩm
Vào thời điểm cận Tết, tình trạng bày bán tràn lan các thực phẩm không rõ nguồn gốc diễn ra phổ biến. Nhiều mặt hàng thực phẩm khô, đóng gói như bánh kẹo, mứt… với mẫu mã rất đa dạng. Trong đó có rất nhiều loại được bày bán theo cân ký, không bao bì, nhãn mác, hạn sử dụng…
Các sản phẩm này đến từ các xưởng sản xuất, hộ gia đình cùng lời đảm bảo bằng miệng “cứ yên tâm về chất lượng”. Bên cạnh đó, thịt gia súc, gia cầm, hàng đông lạnh cũng được bày bán và tiêu thụ với số lượng khá lớn mà khó lòng kiểm soát.
Thực phẩm bẩn giờ đây đã trở thành một vấn đề chung của xã hội. Tuy khó phát hiện nhưng người tiêu dùng có thể phòng tránh bằng cách xem xét cẩn thận xuất xứ của thực phẩm. Nên chọn những sản phẩm có thông tin thật rõ ràng, chi tiết về nơi sản xuất, hạn sử dụng, thành phần…
Thường xuyên cập nhật thông tin
Những đơn vị vi phạm về an toàn thực phẩm luôn được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, người tiêu dùng nên thường xuyên cập nhật để có sự lựa chọn nơi mua sắm tốt nhất cho mình và gia đình.
Người tiêu dùng vừa là nạn nhân cũng vừa là người quyết định sự sống còn của nhà sản xuất. Việc chọn mua những thực phẩm sạch, an toàn không chỉ bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình mà còn góp phần khuyến khích sản xuất thực phẩm an toàn.
Bên cạnh các ngành chức năng vào cuộc xử lý nạn kinh doanh thực phẩm bẩn, thực phẩm kém chất lượng, mỗi người tiêu dùng hãy phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc tuyên truyền, phổ biến, vận động, giám sát, phát hiện, kiến nghị, tố cáo hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm.
- Khắc phục những tồn tại hạn chế trong thực hiện cải cách hành chính (13/07/2018)
- Người uống thuốc chuột, kẻ uống thuốc rầy vì cá độ World Cup (29/06/2018)
- Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm những gì? (08/06/2018)
- Giá lợn tăng bất thường: Nguy cơ lợn Trung Quốc tràn vào Việt Nam (29/05/2018)
- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 là gì? (11/05/2018)
- KIM LONG TỔ CHỨC PHỐ HỘI ẨM THỰC (23/04/2018)
- Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước (27/03/2018)
- Thông tư 51- BTNMT về thăm dò khoáng sản (06/03/2018)
- CHỈ THỊ số 13 của Chính Phủ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CÁC CẤP TRONG CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (05/03/2018)
- Chương trình “Xuân yêu thương – Chung một tấm lòng” (09/02/2018)