Rửa tay sạch sẽ là
một trong những khuyến cáo quan trọng để bảo vệ bản thân trước bệnh dịch
COVID-19, tuy nhiên, ngoài việc rửa tay không đúng cách, nhiều người trong
chúng ta vẫn phạm phải 8 lỗi sai có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho
bản thân từ việc rửa tay.
Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp với số lượng bệnh nhân dương tính với chủng virus corona mới này tăng nhanh tại Việt Nam, một trong những khuyến cáo quan trọng của Bộ Y tế Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho mọi người dân là thường xuyên rửa tay đúng kỹ thuật.
Tuy nhiên, dù có rửa tay đúng kỹ thuật nhưng nếu phạm phải 8 lỗi sai dưới đây trong việc rửa tay, mọi công sức phòng dịch của bạn coi như "đổ sông đổ bể".
1. Dùng xà phòng trước khi làm ướt tay
Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng dùng xà phòng trước hay làm ướt tay trước sẽ không có gì khác biệt. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn nên làm ướt tay trước, khi da ướt, tay bạn có thể dễ dàng hấp thụ xà phòng hơn, điều này dẫn đến việc loại bỏ vi khuẩn được hiệu quả.
2. Không sử dụng hay sử dụng quá ít hoặc quá nhiều xà phòng
Xà phòng là một thành phần quan trọng của việc rửa tay và là thứ giúp loại bỏ vi trùng và vi khuẩn khỏi tay bạn.
Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng một lượng xà phòng vừa đủ cho kích thước tay của bạn. Nếu sử dụng quá ít, xà phòng sẽ chẳng thể giúp bạn làm sạch tay. Còn nếu bạn bơm quá nhiều xà phòng trên tay và không rửa sạch kỹ, chúng có thể làm kích ứng da tay của bạn.
3. Không làm sạch thanh xà phòng
Nếu bạn rửa tay ở nhà, bạn có thể đang sử dụng một thanh xà phòng nằm cạnh bồn rửa của bạn. Vi khuẩn thích bề mặt ẩm ướt và ấm áp, vì vậy xà phòng của bạn có thể thu hút vi khuẩn bám trên bề mặt thanh. Hãy rửa sạch thanh xà phòng trong nước chảy trước khi rửa tay để rửa sạch mầm bệnh.
4. Không chà tay đủ lâu, bỏ qua móng tay và mu bàn tay
Hãy dành ít nhất 20 giây cho một lần rửa tay để có thể tiêu diệt mầm bệnh. Tuy nhiên, nếu dùng mu bàn tay chà lên mặt hay có thói quen cắn móng tay thì chẳng khác nào bạn đang đưa vi khuẩn trực tiếp vào cơ thể dù đã cố gắng dành thời gian rửa tay. Vậy nên, đừng bỏ sót bất kì bộ phận nào, kể cả móng tay hay mu bàn tay nhé!
5. Không làm khô tay sau khi rửa
Thói quen rửa tay hoàn hảo nhất cũng vô dụng nếu bạn không lau khô tay. Vi khuẩn lây nhiễm dễ dàng nhất trong môi trường ẩm ướt.
Ngay cả khi bạn đang vội, hãy dành thời gian để đảm bảo tay bạn đã khô hoàn toàn trước khi rời khỏi phòng vệ sinh. Đừng chạm vào bất kỳ bề mặt nào cho đến khi tay bạn khô hoàn toàn.
6. Chạm tay vào vòi rửa sau khi vừa rửa tay
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng 9% vòi nước gia đình chứa các vi khuẩn có hại có thể gây bệnh. Nếu bạn rửa tay nhưng chạm vào vòi nước ngay sau đó thì bạn vẫn có thể tiếp xúc với những vi khuẩn gây bệnh này.
Hầu hết các phòng vệ sinh công cộng hiện nay đều được trang bị vòi tự động giúp bạn không phải chạm vào chúng. Tuy nhiên, nếu bạn đang ở trong phòng tắm không có vòi tự động, hãy dùng khăn giấy sạch để tắt vòi sau khi rửa tay nhằm tránh lây nhiễm bệnh.
7. Sử dụng chất khử trùng thay cho xà phòng
Mặc dù chất khử trùng tay có thể hữu ích trong việc loại bỏ vi trùng khi bạn không có xà phòng và nước. Tuy nhiên, chất khử trùng tay chứa cồn không thể tiêu diệt được tất cả các loại vi trùng và cũng có thể không loại bỏ các hóa chất độc hại, như thuốc trừ sâu hoặc kim loại nặng.
Vậy nên, nếu không phải trường hợp bất khả kháng, hãy cố gắng sử dụng nước và xà phòng để bàn tay được làm sạch một cách tối ưu nhất.
8. Không rửa tay hay rửa tay quá ít hoặc quá nhiều
Giữ cho bàn tay của bạn sạch sẽ là một trong những bước quan trọng nhất bạn có thể thực hiện để tránh bị bệnh và lây truyền vi trùng cho những người xung quanh.
Bạn nên rửa tay bất cứ khi nào bạn cảm thấy chúng bẩn hoặc đã tiếp xúc với vi khuẩn, như sau khi hắt hơi, xì mũi, tiếp xúc người bệnh, giúp trẻ đi vệ sinh, xử lí thực phẩm… nhưng không nên rửa quá nhiều lần bởi chúng không cần thiết và có thể khiến đôi tay bạn thô, nứt nẻ hay thậm chí chảy máu.
- An toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Canh Tý 2020: Cần tự bảo vệ mình! (11/01/2020)
- Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 (10/01/2020)
- 'Cỏ cứu mạng': Loại rau dại có giá hơn 1 triệu/kg có gì đặc biệt? (10/01/2020)
- Trồng thứ quả tưởng không còn ai ăn, bất ngờ thu 700 triệu (03/01/2020)
- Cẩn trọng với nạn trộm cắp ngày Tết (03/01/2020)
- Trồng củ cải khổng lồ to như bắp chân, nặng 3-4kg bán cho Hàn Quốc (02/01/2020)
- Hội nghị bình cử thanh niên đủ tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ năm 2020 (01/01/2020)
- Hội nghị họp mặt kỷ niệm 30 năm ngày thành lập hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2019), 75 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2019) và tổng kết công tác Quân sự - Quốc phòng địa phương năm 2019. (20/12/2019)
- CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG PHƯƠNG THỨC CHỐNG PHÁ MỚI CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH HIỆN NAY (16/12/2019)
- Phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ (09/12/2019)