THÔNG TIN HỎI ĐÁP

Hình ảnh hoạt động

Website ngành

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 2793152

Đang online: 36

Chi tiết hỏi đáp

Lĩnh vực: Trồng trọt
  Hỏi: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa cúc?
  Đáp:

Cúc là một trong những loại cây trồng làm cảnh lâu đời và quan trọng trên thế giới, có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã chứng minh rằng từ đời Khổng Tử người ta đã làm lễ thắng lợi hoa vàng (hoa Cúc) và cây hoa cúc cũng đã đi vào các tác phẩm hội hoạ, điêu khắc từ đó. ở Nhật Bản, cúc là một loài hoa quý (quốc hoa) thường được dùng trong các buổi lễ quan trọng. ở Vĩnh Phúc, hoa cúc được trồng rất nhiều nhằm phụ vụ nhu cầu hoa tươi cho nhân dân trong tỉnh cũng như các tỉnh bạn. Hoa cúc được trồng nhiều ở huyện Bình Xuyên, Phúc Yên mang lại nguồn lợi nhuận khá lớn cho người trồng hoa, đặc biệt đã góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn. Xin giới thiệu kỹ thuật chăm sóc hoa cúc như sau:

 Trồng hoa cúc trong nhà lưới
 

1. Tưới nước:

Cúc cần tưới nước trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, nhưng không cần nhiều. Có 2 phương pháp tưới nước cho cúc là tưới rãnh và tưới trên mặt:

a. Phương pháp tưới rãnh:: Thường làm đối với các ruộng bằng phẳng. Người ta cho nước vào các rãnh của luống, ngâm từ 1-2 giờ; để nước ngấm lên bề mặt luống, sau đó rút nước ra (chú ý là chỉ cho nước ngập 2/3 rãnh không cho ngập đến bề mặt của luống). Cách tưới này cây được ẩm từ 7-10 ngày.

b. Phương pháp tưới trên mặt:  Dùng vòi hoa sen tưới nhẹ trên bề mặt luống vừa đủ lượng nước bão hoà trong đất, nếu tưới quá nhiều, nước sẽ chảy ra ngoài rãnh và rửa trôi phân, mùn, dinh dưỡng nuôi cây. Tưới theo cách này đất trên bề mặt hay bị đóng váng, cỏ dại mọc nhiều, mức độ giữ ẩm của đất ngắn hơn và vì vậy phải tưới nhiều lần hơn.

Trong thực tế, người ta thường kết hợp giữa tưới nước và bón phân cho cây, vừa cung cấp lượng nước cần vừa bổ sung dinh dưỡng giúp cây phát triển.

2. Bón phân:

Ngoài lượng phân bón lót cho cúc trước khi trồng, cần phải bổ sung định kỳ phân bón (bón thúc) trong suốt quá trình phát triển của cây. Nguyên tắc chung của việc bón phân là bón đúng lúc, đúng cách và đúng liều lượng. Căn cứ để xác định thời điểm bón loại phân bón, liều lượng, phương thức bón là phải xét đến nhu cầu dinh dưỡng và khả năng hấp thụ của cây, tác dụng của mỗi loại phân bón, đặc điểm của đất, thời tiết khí hậu, loại phân đang có.

3. Làm cỏ, vun xới:

Cúc là cây trồng cạn, rất cần ôxy trong  đất cho quá trình hô hấp, do đó phải thường xuyên tiến hành làm cỏ kết hợp với xới xáo và vun luống. Việc xới xáo xung quanh gốc chỉ cần thiết vào lúc cây cúc còn nhỏ nghĩa là sau khi bấm ngọn lần 1. Khi cúc đã lớn (sau trồng 40 ngày) nên hạn chế việc xới xáo vì lúc này bộ rễ cúc phát triển mạnh lan rộng ra khắp mặt đất, nếu xới xáo sâu sẽ làm nhiều rễ bị đứt ảnh hưởng tới việc hút chất dinh dưỡng của cây. Lúc này chỉ nên nhổ tỉa các lá già xung quanh gốc, cũng không nên vun đất vào gốc quá cao vì sẽ làm phát sinh nhiều mắt rễ khiến gốc xù xì, thân cây không đẹp ảnh hưởng tới chất lượng cành mang hoa.

4. Bấm ngọn, tỉa cành, bấm nụ cho cây:

Bấm ngọn: Tuỳ theo đặc tính của giống, mục đích sử dụng và ý thích của người chơi hoa mà tiến hành bấm ngọn hay không bấm ngọn. Nếu muốn cây cúc có cành mập, hoa to không nên bấm ngọn mà tỉa bỏ hết các mầm nhánh phụ mọc từ nách lá, chỉ để lại một nụ chính trên thân, cũng có thể để 2 nụ, 1 nụ chính và 1 nụ phụ để phòng nụ chính do một nguyên nhân nào đó bị gãy hoặc bị hỏng thì có nụ phụ thay thế.

Tỉa cành, bấm nụ: Đi đôi với việc bấm ngọn tạo nhánh và tán cho cây, cũng phải thường xuyên bấm, tỉa bỏ hết các cành, các nhánh không cần thiết. Đến thời kỳ ra hoa, ngoài nụ chính còn có rất nhiều nụ phụ mọc xung quanh nụ chính, sau nụ chính, dùng tay nhẹ nhàng vặt bỏ các nụ này. Nên vặt bỏ ngay nụ khi còn bé để chúng không tiêu hao chất dinh dưỡng của nụ chính, có như vậy các hoa chính cần để sau này mới to, đều và có màu sắc đẹp.

5. Làm cọc, giàn:

Cúc có thân mềm, mọng nước, mang lượng sinh khối lá và hoa rất lớn trên thân, hơn nữa bộ rễ chùm ăn nông vì vậy nếu để ở điều kiện tự nhiên, dễ bị đổ nghiêng ngả làm cho thân cong queo, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoa, do đó cần phải có biện pháp khắc phục bằng cách cắm cọc và bắt giàn cho cúc. Với những loài cúc có thân cứng, một hoa hoặc ít hoa trên bông có thể làm giàn lưới hoặc giàn dây thép nhỏ đan thành từng ô, mỗi ô giữ 1 cây hoặc vài cây. Khi cây lớn nâng dần ô lên phía trên đỡ phần ngọn cho cây.

Để tiết kiệm nguyên liệu làm giàn, chỉ cần một số cọc tre nhất định cắm hai bên mép luống với khoảng cách 2m cắm một cọc, sau đó giăng dây nilông đan bện thành các mắt lưới. Đối với cây Cúc cao 0,7-0,9 m có thể làm 2 lớp giàn: lớp dưới cách mặt đất 35cm, lớp trên cách mặt đất 55cm để cùng giữ cho cây. Trường hợp loại cúc có tán rộng, nhiều cành, cắm 3-5 cọc xung quanh một cây, dung dây mềm giằng nhẹ xung quanh, tránh làm gãy cành, giập hoa.

6. Bọc, bảo vệ hoa:

Hoa cúc khi chuẩn bị nở là đối tượng thu hút các loại côn trùng, nấm bệnh cũng như chịu sự tác động lớn của môi trường (như gió, mưa) và tác động cơ giới của con người (như tưới nước, va quệt). Những nguyên nhân trên dẫn đến chất lượng hoa xấu, một số bông hoa hỏng không bán được. Để giải quyết vấn đề này người ta đã sản xuất ra các loại giấy bao hoa có đặc tính mềm, dai, không thấm nước, lâu bị phân huỷ, kích thước bao to nhỏ tuỳ vào từng loại hoa cần bao gói. Khi hoa cúc vừa hé nở dùng bao giấy bao lại. Phải đặt bao che sao cho đáy bao không chạm vào mặt hoa và nước mưa, nước tưới phải dễ thoát nước, không đọng lại trên bao che.

 

Nguồn tư liệu: Sở KH&CN Vĩnh Phúc

xã Tóc Tiên xã Long Tân xã Suối Nghệ xã Phước Long Thọ xã Phước Thuận xã An Ngãi xã Bình Châu Khu dân cư số 1 xã Cù Bị Huyện Xuyên Mộc xã Phước Hội xã Bàu Lâm