Số lượt truy cập: 3088248
Đang online: 16
Kỹ thuật nuôi nhím chỉ cần bỏ vốn ban đầu hơi cao xong lại nuôi cực đơn giản bởi đây là loài thú không hay bị bệnh, thức ăn tạp dễ kiếm trong khi hiệu quả mang lại cao. Ngoài giá trị kinh tế cao thì nhím còn là vật nuôi có thể dùng làm thuốc rất tốt.
Con giống
Chọn giống nhím phải khỏe mạnh, dạn, nhanh nhẹn, lông mượt. Bạn có thể nuôi thuần dưỡng nhím bắt từ rừng về hoặc mua nhím ở các trang trại. Nhím giống hiện nay rất hiếm, nếu muốn mua bạn phải đặt hàng trước với các cơ sở sản xuất giống uy tín.
Chuồng nuôi
Yếu tố làm nên thành công trong kỹ thuật nuôi nhím chính là thiết kế chuồng nuôi sao cho đảm bảo sự thông thoáng, an toàn. Đặc biệt nuôi nhím không cần phải có ánh sáng trực tiếp mà để nửa tối, nửa sáng càng tốt. Diện tích chuồng không cần thiết quá rộng, trung bình 1m2/con là đảm bảo.
Kỹ thuật nuôi nhím
Nhím là loài động vật có tính gia đình rất cao nên trong kỹ thuật nuôi cần hết sức chú ý tới con đực nếu nuôi bầy đàn. Bởi con đực chỉ chấp nhận ở cùng những nhím con mà chính do chúng đẻ ra nếu không phải chúng sẽ cắn chết các con khác. Chính vì đặc điểm trái khoáy này của các con đực mà theo kinh nghiệm của các chuyên gia nên nuôi từng cặp sẽ tốt hơn theo bầy đàn để tránh thương tích.
Thức ăn
Thức ăn luôn là nguồn dinh dưỡng để giúp nhím nhanh lớn vì vậy cần đặc biệt để ý tới chất lượng thức ăn. Mặc dù chúng là loài ăn tạp, thức ăn kiếm đơn giản nhưng phải luôn sạch sẽ. Thức ăn của nhím khá đa dạng, bao gồm: Rễ cây, mầm cây, rau, củ, quả đủ vị ngọt bùi, đắng, chát... nhím đều có thể ăn được.
Trung bình một ngày nhím ăn 2kg thức ăn/con, khi nhím sinh sản thì cần bổ sung thêm thức ăn tinh, chứa nhiều chất đạm, chất béo, chất bột, đường... để nhím mẹ đỡ mất sức khi tiết sữa nuôi con và mang thai, giúp nhím con mau lớn. Với nhím đực, bạn có thể bổ sung thêm rễ cây, mầm cây các loại, nhím sẽ phối giống mạnh mẽ hơn.
Phòng bệnh
Mặc dù nhím thường không hay mắc bệnh nhưng trong quá trình nuôi nhím phải hết sức tinh ý tới một số loại bệnh thông thường như đường ruột, tiêu chảy, kỹ sinh trùng ngoài ra. Để giúp nhím luôn khỏe mạnh thì bạn phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tắm rửa hay đảm bảo nguồn thức ăn an toàn không bị ôi thiu, mốc... Bạn cũng phải khử trùng chuồng nuôi thường xuyên để tránh lây lan dịch bệnh từ nơi khác mang đến ảnh hưởng đến nhím nuôi của mình.
Giá trị
Thực sự nhím là món ăn ngon ngọt, giàu đạm, rất nạc, chắc và thơm, giống thịt lợn rừng. Không chỉ là món ăn đặc sản, nhím còn là vị thuốc quý, nhiều công dụng. Mật nhím dùng chữa đau mắt, đau lưng và xoa bóp chấn thương. Thịt, ruột già, gan và cả phân nhím dùng chữa bệnh phong nhiệt. Dạ dày nhím vị ngọt, tính hàn, không độc; được sử dụng làm thuốc chữa bệnh dạ dày ở người, giải độc, mát máu,... Chính nghề nuôi nhím hiện nay ở nước ta đang được xem là nghề hốt bạc. Giá thịt nhím dao động từ 150 - 200 nghìn đồng/kg. Nếu nuôi nhiều và thành công gia đình bạn sẽ kiếm tiền tỷ đơn giản.
Nguồn tư liệu: vietq.vn