THÔNG TIN HỎI ĐÁP

Hình ảnh hoạt động

Website ngành

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 3221496

Đang online: 295

Chi tiết hỏi đáp

Lĩnh vực: Trồng trọt
  Hỏi: Kỹ thuật trồng một số giống cỏ làm thức ăn cho trâu?
  Đáp:

I.Nhóm cỏ voi VA06  (Pennisetum pur pureum)

1.Nguồn gốc

Nguồn gốc ở Nam Phi, phân bố rộng ở cỏc nước nhiệt đới trên thế giới. Quê hương lâu đời của cỏ voi là vùng Uganda.

2. Đặc điểm sinh vật học

Là cỏ lâu năm, thân đứng có thể cao từ  4-6m, nhiều đốt, những đốt gần gốc thường ra rễ, hình thành cả thân ngầm phát triển thành bụi to, lá hình dải cú mũi nhọn đầu, nhẵn, bẹ lá dẹt ngắn và mềm có khi dài tới 30cm, rộng 2cm. Chùm hoa hình truỳ giống đuôi chó mầu vàng nhạt. Rễ phát triển mạnh, ăn sâu có khi tới 2m.

3. Đặc điểm sinh thái học

Cỏ voi chịu được khô hạn, giai đoạn sinh trưởng chính trong mùa mưa khi nhiệt độ và ẩm độ cao. Sinh trưởng chậm trong mùa đông và mẫn cảm với sương muối. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng từ 25-400C. Nhiệt độ thấp nhất cho sự sinh trưởng khoảng 150C. Cỏ voi có thể sinh trưởng ở những vùng cao tới 2000m so với mực nước biển. Thích hợp nhất với đất giầu dinh dưỡng cú tầng canh tác sâu, pH = 6-7, đất không bị úng. Thích hợp trong những vùng có lượng mưa khoảng 1500 mm/năm.

4. Tính năng sản xuất:  Cỏ voi có năng suất rất lớn, từ 150-300 tấn/ha/năm. Có thể lên tới 500 tấn/ha/năm.

5. Sử dụng: Dùng làm thức ăn tươi hay ủ cho năng suất cao. Sau trồng 3 tháng có thể cắt lứa đầu, sau đó 40-45 ngày cắt lứa tiếp theo. Cắt lần đầu cắt sát mặt đất cho cây sinh trưởng và đẻ nhánh nhiều, không trồi lên mặt đất. Nếu sử dụng tốt cho năng suất cao trong 10 năm liền. Có thể trồng xen với các cây họ đậu.

Kỹ thuật trồng

*Thời vụ gieo trồng : Trồng trong mùa mưa nhưng tốt nhất là đầu mùa mưa.

*Chuẩn bị đất: Cày đất ở độ sâu 20-25cm, bừa và cày đảo 2 lần làm tơi đất, vơ cỏ dại và san phẳng mặt đất trồng. Rạch hàng sâu 15-20cm theo hướng đông tây khoảng cách hàng 50-80cm.

*Phân bón: Đầu tư cho 1ha cỏ trồng:

+ Phân hữu cơ hoai mục:   15-20tấn

+ Lân Supe:                     400-500kg

+ Kaly Clorua:                150-200kg

+ Đạm Urê:                     400-500kg

- Các loại phân hữu cơ, phân lân dùng bón lót theo hàng; phân đạm và kaly được chia đều cho mỗi lần thu hoạch trong năm và bón thúc.

*Giống : Sử dụng loại thân giống có độ tuổi 80-100 ngày và được chặt vát thành hom cú độ dài 50-60 cm/hom. Mỗi hom có từ 3-5 mắt mầm. Tốt nhất lấy hom bánh tẻ. Sử dụng 5-6 tấn giống/ha (giống đã chặt thành hom).

*Cách trồng: Đất sau khi rạch hàng và bón phân đầy đủ theo quy định, đặt hom theo lòng rãnh, đặt hom này gối lên nửa hom kia nối tiếp nhau, dùng cuốc lấp đất kín hom một lớp đất 3-5cm và đảm bảo mặt đất phẳng sau khi lấp hom giống.

*Chăm sóc: Sau khi trồng 10-15 ngày, tiến hành kiểm tra tỷ lệ nảy mầm (mầm nhô lên mặt đất). Trồng dặm những chỗ chết và làm cỏ phá váng (tránh không được làm động thân giống đã trồng). Dùng cuốc làm cỏ dại 2-3 lần trước khi cỏ lên cao phủ kín đất trồng. Dùng 100kg Urê/ha bón thúc khi cỏ ở giai đoạn 25-30 ngày tuổi. Sau mỗi lần thu hoạch, chăm sóc làm cỏ một lần và bón thúc phân đạm khi cỏ tái sinh lá mới (sau khi thu hoạch khoảng 15-20 ngày).

*Thu hoạch: Thảm cỏ được thu hoạch khi cỏ đạt 70-80 ngày tuổi (cây có thân cứng – không thu cắt non lứa đầu). Các lứa tái sinh thu hoạch khi thảm cỏ có độ cao 80-120cm. Tuỳ theo mùa mưa hay mùa khô. Độ cao cắt gốc để lại khoảng 5cm. Dùng liềm hoặc dao sắc thu hoạch toàn bộ không để lại cây mầm để thảm cỏ tái sinh đều.

II. Cỏ Ghine (Panicum maximum)

1. Nguồn gốc và phân bố

Có nguồn gốc ở Châu Phi nhiệt đới và phân bố rộng rãi ở các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới. Ở Austraulia, cỏ này đã được đưa vào trên 30 năm nay và bây giờ đã lan rộng ra các vùng khí hậu biển (không có sương muối) nhiệt đới và á nhiệt đới với lượng mưa hàng năm khoảng 1000 mm/năm.

2. Đặc điểm sinh vật học

Là loại cỏ lâu năm, thân cao tới 2-3m, không có thân bò, chỉ sinh nhánh và tạo thành bụi. Bẹ lá mọc quanh gốc có mầu tím, cả bẹ và lá đều có lông nhỏ và trắng nhất là ở bẹ lá. Những lá ở phía trên ngắn và có bẹ lá dài nên không che nắng những lá dưới. Lá có khả năng xoay theo chiều nắng. Cụm hoa có hình chuông là đặc trưng của cỏ, cũng có lông nhỏ và mịn. Bộ rễ có nhiều nhánh, phát triển rất mạnh. Cỏ phát triển tạo thành từng cụm như một cái phễu hứng nước mưa nên khả năng chống hạn cao tới 6-7 tháng.

3. Đặc điểm sinh thái học: Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng từ 19-230C, không chịu được sương muối nặng. Sinh trưởng trong những vùng có lượng mưa từ  800-1800 mm/năm. Không chịu hạn được ở những vùng quá khô. Sống được trên nhiều loại đất nhưng ưa đất nhiều mầu và đất phù sa. Ưa đất giàu canxi, ôxít sắt. Tốt nhất ở pH= 6. Không chịu được đất ẩm kéo dài. Chịu được đất mặn nhẹ. Là cây phản ứng với ánh sáng ngày ngắn và tương đối chịu bóng. Nó có thể mọc tốt ở những nơi cao tới 2500m.

4. Tính năng sản xuất: Năng suất đạt từ 80-150 tấn/ha/năm có thể lên tới 200 tấn/ha/năm.

Là loại cỏ phát triển nhanh trong mùa mưa và đây là một trong những loại cỏ có thể thay thế cỏ Pangola.

 Kỹ thuật trồng

*Thời vụ gieo trồng:Trồng vào mùa mưa, nhưng tốt nhất là đầu mùa mưa để đảm bảo tỷ lệ sống cao.

*Chuẩn bị đất: Cày đất ở độ sâu 20-25cm, bừa và cày đảo 2 lần làm tơi đất, vơ cỏ dại và san phẳng mặt đất trồng. Rạch hàng sâu15-20cm theo hướng đông tây khoảng cách hàng 30-35cm.

*Phân bón: Đầu tư cho 1ha cỏ trồng:

+ Phân hữu cơ hoai mục:   10 tấn.

+ Lân Supe:                     300kg

+ Kaly Clorua:                 200kg

+ Đạm Urê:                      400kg

- Các loại phân hữu cơ, phân lân dùng bón lót theo hàng; một phần phân đạm và kaly được chia đều cho mỗi lần thu hoạch trong năm và bón thúc.

*Gièng:  Sö dông 6-8 tÊn gièng/ha (đối với trồng bằng khóm), 5-6 kg/ha (đối với gieo bằng hạt). Sau gieo 7-10 ngày thì hạt nảy mần. Lưu ý: khi gieo tránh gặp mưa to. Để đảm bảo nên gieo trong vườn ươm, khi cây cao 15-20cm thì đem đi trồng.

*Cách trồng: Đất sau khi rạch hàng bón phân theo quy định, đặt từng cụm giống 3- 4 rảnh vào hàng rạch với khoảng cách 30-35cm, dùng cuốc lấp kín 1/2 độ dài của thân giống (phần gốc), dùng chân dậm chặt đất, lấp phần gốc để rễ cỏ tiếp xúc chặt với đất tạo điều kiện độ ẩm chóng nảy mầm và tỷ lệ sống cao.

- Nếu gieo bằng hạt thì lấp một lớp đất mỏng 3-5cm.

*Chăm sóc: Sau khi trồng 15-20 ngày kiểm tra tỷ lệ sống những chỗ không có mầm mọc thì trồng bổ sung. Chăm sóc làm cỏ dại 2 lần trước khi cỏ phát triển tốt, dùng phân đạm và kaly bón thúc khi cỏ nẩy mầm xanh và sau khi làm cỏ dại.

*Thu hoạch: Lứa đầu thu hoạch khi thảm cỏ trồng được 60-65 ngày, các lứa sau thu hoạch khi thảm cỏ ở độ cao 50 - 70cm (tuỳ theo mùa vụ và trạng thái phát dục của cỏ). Phần gốc để lại 5 -7cm.

III. Cỏ Brachiaria (B.Decumbens, B.Brizantha, Mulato...):

- Có nguồn gốc ở Châu Phi, nay được trồng ở nhiều nơi trên thế giới.

- Sinh trưởng tốt nhất từ mùa xuân đến mùa thu, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng 25-300C, có khả năng chịu đựng tốt với sương giá, mùa đông cỏ vẫn sinh trưởng tốt. Có thể trồng được ở nhiều nơi có độ cao 1750m  so với mực nước biển. Nhu cầu lượng mưa 1500 mm/năm, có khả năng chịu hạn tốt không chịu được úng.

- Thích ứng rộng với nhiều loại đất khác nhau kể cả trên đất xấu hàm lượng dinh dưỡng thấp.

- Năng suất chất xanh đạt 80-140 tấn/ha/năm.

Kỹ thuật trồng

*Thời vụ gieo trồng. Trồng vào mùa mưa, nhưng tốt nhất là đầu mùa mưa để đảm bảo tỷ lệ sống cao.

*Chuẩn bị đất: Cày đất ở độ sâu 20-25cm, bừa và cày đảo 2 lần làm tơi đất, vơ cỏ dại và san phẳng mặt đất trồng. Rạch hàng sâu15-20cm theo hướng đông tây khoảng cách hàng 35-40cm.

*Phân bón: Đầu tư cho 1 ha cỏ trồng:

+ Phân hữu cơ hoai mục:   10 tấn

+ Lân Supe:                     300kg

+ Kaly Clorua:                 200kg

+ Đạm Urê:                      400kg

- Các loại phân hữu cơ, phân lân dùng bón lót theo hàng; một phần phân đạm và Kali được chia đều cho mỗi lần thu hoạch trong năm và bón thúc.

*Gièng:  Sö dông 6-8 tÊn gièng/ha (đối với trồng bằng khóm), 7-8kg/ha (đối với gieo bằng hạt). Sau gieo 7-10 ngày thì hạt nảy mần. Lưu ý: khi gieo tránh gặp mưa to. Để đảm bảo nên gieo trong vườn ươm, khi cây cao 15-20cm thì đem đi trồng.

*Cách trồng: Đất sau khi rạch hàng bón phân theo quy định, đặt từng cụm giống 3- 4 rảnh vào hàng rạch với khoảng cách 35-40cm, dùng cuốc lấp kín 1/2 độ dài của thân giống (phần gốc), dùng chân dậm chặt đất, lấp phần gốc để rễ cỏ tiếp xúc chặt với đất tạo điều kiện độ ẩm chóng nảy mầm và tỷ lệ sống cao.

- Nếu gieo bằng hạt thì lấp một lớp đất mỏng 5-7cm.

*Chăm sóc: Sau khi trồng 15-20 ngày kiểm tra tỷ lệ sống những chỗ không có mầm mọc thì trồng bổ sung. Chăm sóc làm cỏ dại 2 lần trước khi cỏ phát triển tốt, dùng phân đạm và kaly bón thúc khi cỏ nẩy mầm xanh và sau khi làm cỏ dại.

*Thu hoạch: Lứa đầu thu hoạch khi thảm cỏ trồng được 60-65 ngày, các lứa sau thu hoạch khi thảm cỏ ở độ cao 50 - 60cm (tuỳ theo mùa vụ và trạng thái phát dục của cỏ). Phần gốc để lại 5-7cm.

IV.  Cỏ lông Para (Brachiana mutica)

1.Nguồn gốc.

Cỏ lông para có nguồn gốc ở Nam Mỹ (Brazil), Châu Phi và có nhiều ở các nước nhiệt đới.

1. Đặc điểm sinh vật học

Là loại cỏ lâu năm, thân có chiều hướng bò, có thể cao tới 1,5m. Thân và lá đều có lông ngắn. Cành cứng, to, rỗng ruột, đốt dài 10-15cm, mắt 2 đầu đốt có mầu trắng xanh. Các mắt ở đốt có khả năng đâm chồi và rễ dài, lá dài hình nhọn như hình tim ở gốc. Bẹ lá dài, lưỡi bẹ ngắn.

2. Đặc điểm sinh thái học

Cỏ lông para là cỏ sinh trưởng trong mùa hè, thuộc cỏ lâu năm. Nhiệt độ sinh trưởng trung bình thích hợp nhất: 210C. Nó có thể sinh trưởng ở những vùng cao tới 1000m so với mực nước biển. Thích hợp với những vùng có lượng mưa cao nhưng có thể tồn tại ở những nơi có lượng mưa thấp = 500 mm/năm. Phát triển mạnh ở những chỗ bùn lầy, chịu được ngập nước (tới 60cm), nên xuất hiện nhanh ở các bờ sông, suối, cống, rãnh. Có thể sinh trưởng ở đất đỏ, đất mặn, đất phèn...nhưng ưa đất phù xa, đồng bằng. Para là cây cỏ nửa nước nửa cạn và có thể sống được cả ở những nơi nước chảy.

2.Tính năng sản xuất.

Năng suất cỏ thay đổi nhiều năng suất đạt từ 80-200 tấn/ha/năm.

3. Sử dụng: Thường được dùng ở dạng cỏ xanh, cho ăn tại chuồng, không thích hợp với ủ chua

 Kỹ thuật trồng

*Thời vụ gieo trồng. Trồng vào mùa mưa, nhưng tốt nhất là đầu mùa mưa để đảm bảo tỷ lệ sống cao.

*Chuẩn bị đất: Nếu là đất khô, cày đất ở độ sâu 20-25cm, bừa và cày đảo 2 lần làm tơi đất, vơ cỏ dại và san phẳng mặt đất trồng. Rạch hàng sâu15-20cm theo hướng đông tây khoảng cách hàng 40-50cm.

Nếu là đất ướt, làm đất như làm đất gieo mạ.

*Phân bón: Đầu tư cho 1ha cỏ trồng:

+ Phân hữu cơ hoai mục:   10 – 15tấn

+ Lân Supe:                     400 – 500kg

+ Kaly Clorua:                100 – 200kg

+ Đạm Urê:                     300 – 350kg

-Các loại phân hữu cơ, phân lân dùng bón lót theo hàng; phân đạm và kaly được chia đều cho mỗi lần thu hoạch trong năm và bón thúc.

*Giống:

Chọn giống ở ruộng tốt có năng suất cao, thuần, và có độ tuổi > 3 tháng. Giống được cắt thành đoạn có độ dài 25-30cm (đối với trồng đất cạn), cắt 15-20 cm (đối vói trồng ruộng ướt). Sử dụng: 3-4 tấn giống/ha.

*Cách trồng:

Đất sau khi rạch hàng bón phân theo quy định, đặt hom giống 3- 4 rảnh vào hàng rạch với khoảng cách 25-30 cm, dùng cuốc lấp kín 1/2độ dài của thân giống (phần gốc), dùng chân dậm chặt đất, lấp phần gốc để rễ cỏ tiếp xúc chặt với đất tạo điều kiện độ ẩm chóng nảy mầm và tỷ lệ sống cao.

Trồng ruộng ướt: Ruộng được tháo cạn nước sau đó rắc hom đều trên mặt ruộng (làm chìm hom suống bùn)

*Chăm sóc:

Sau khi trồng 15-20 ngày kiểm tra tỷ lệ sống những chỗ không có mầm mọc thì trồng bổ sung. Chăm sóc làm cỏ dại 2 lần trước khi cỏ phát triển tốt, phủ đất dùng phân đạm và kaly bón thúc khi cỏ nẩy mầm xanh và sau khi làm cỏ dại.

*Thu hoạch:

Lứa đầu thu hoạch khi thảm cỏ trồng được 60-65 ngày, các lứa sau thu hoạch khi thảm cỏ ở độ cao 50 - 70cm (tuỳ theo mùa vụ và trạng thái phát dục của cỏ). Phần gốc để lại 5-7cm.

V.  Cỏ Paspalum Atratum

- Có nguồn gốc vùng á nhiệt đới của bắc Brazil, Argentina.

- Mùa sinh trưởng mùa xuân và mùa hè, thích hợp ở vùng ẩm ướt. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng từ 25-300C, nhiệt độ tối thấp cho sự sinh trưởng 2-100C, mẫn cảm với sương muối, có thể sinh trưởng ở những vùng có độ cao > 2000m so với mực nước biển. Nhu cầu lượng mưa > 750mm/năm.

- Khả năng chịu hạn khá khi cỏ có bộ rễ phát triển, có khả năng chịu úng tốt. Thích hợp với đất thịt, đất ẩm, đất mầu mỡ.

- Năng suất chất xanh đạt từ 140-180 tấn/ha/năm.

 Kỹ thuật trồng

*Thời vụ gieo trồng. Trồng vào mùa mưa, nhưng tốt nhất là đầu mùa mưa để đảm bảo tỷ lệ sống cao.

*Chuẩn bị đất: Cày đất ở độ sâu 20-25cm, bừa và cày đảo 2 lần làm tơi đất, vơ cỏ dại và san phẳng mặt đất trồng. Rạch hàng sâu15-20cm theo hướng đông tây khoảng cách hàng 35-40cm.

*Phân bón: Đầu tư cho 1ha cỏ trồng:

+ Phân hữu cơ hoai mục:   10tấn.

+ Lân Supe:                     300kg.

+ Kaly Clorua:                 200kg.

+ Đạm Urê:                      400kg.

-Các loại phân hữu cơ, phân lân dùng bón lót theo hàng; một phần phân đạm và kaly được chia đều cho mỗi lần thu hoạch trong năm và bón thúc.

*Gièng:

Sö dông 6-8 tÊn gièng/ha (đối với trồng bằng khóm, 6-7kg/ha (đối với gieo bằng hạt). Sau gieo 7-10 ngày thì hạt nảy mần. Lưu ý: khi gieo tránh gặp mưa to. Để đảm bảo nên gieo trong vườn ươm, khi cây cao 15-20cm thì đem đi trồng.

*Cách trồng:

Đất sau khi rạch hàng bón phân theo quy định, đặt từng cụm giống 3- 4 rảnh vào hàng rạch với khoảng cách 35-40cm, dùng cuốc lấp kín 1/2 độ dài của thân giống (phần gốc), dùng chân dậm chặt đất, lấp phần gốc để rễ cỏ tiếp xúc chặt với đất tạo điều kiện độ ẩm chóng nảy mầm và tỷ lệ sống cao.

*Chăm sóc:

Sau khi trồng 15-20 ngày kiểm tra tỷ lệ sống những chỗ không có mầm mọc thì trồng bổ sung. Chăm sóc làm cỏ dại 2 lần trước khi cỏ phát triển tốt, phủ đất dùng phân đạm và kaly bón thúc khi cỏ nẩy mầm xanh và sau khi làm cỏ dại.

*Thu hoạch:

Lứa đầu thu hoạch khi thảm cỏ trồng được 60-65 ngày, các lứa sau thu hoạch khi thảm cỏ ở độ cao 50-70cm (tuỳ theo mùa vụ và trạng thái phát dục của cỏ). Phần gốc để lại 5-7cm.

Kết quả Đề tài “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để phát triển đàn trâu lai hướng thịt tại Bắc Giang”

Nguồn tư liệu: thongtinkhcn.com.vn

xã Tóc Tiên xã Long Tân xã Suối Nghệ xã Phước Long Thọ xã Phước Thuận xã An Ngãi xã Bình Châu Khu dân cư số 1 xã Cù Bị Huyện Xuyên Mộc xã Phước Hội xã Bàu Lâm