TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 29/3/2024
Kinh tếĐiểm báo huyện
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Hoạt động UBND xã
Tin tức trong tỉnh
Sản phẩmAn ninh- trật tự
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
dịch vụ- du lịch
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

biển lọc an

tàu thuyền ra khơi

lộc an-bình minh lên

nạo vét cửa biển lộc an

văn nghệ

Lượt truy cập: 245324
  CHĂN NUÔI

  kỷ thuật nuôi ốc hương trong thương phẩm
11/10/2012

  Ốc hương, một loài ốc biển quý sống rải rác ở dọc bờ biển nước ta. Từ xưa, ốc hương được biết đến là một món ăn quý với hương vị đặc trưng và thường dành cho các bậc vua chúa. Ngày nay, với tình trạng khai thác quá mức, ốc hương ngoài tự nhiên đã dần cạn kiệt. Để khôi phục lại nguồn ốc hương này, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III đã nghiên cứu thành công quy trình sản xuất giống và nuôi ốc hương thương phẩm.

Ốc hương có hương thơm đặc trưng tập trung ở đuôi ốc được nhiều người lựa chọn bởi hàm lượng dinh dưỡng cao, thịt ốc giòn, mềm và hương thơm tự nhiên, hấp dẫn… Chúng góp phần đa dạng vật nuôi, đem lại nguồn lợi kinh tế cho người dân ở ven biển.

Hiện nay, ốc hương phân bố dọc ven biển thuộc các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị và đặc biệt nhiều ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu. Khánh Hòa là một trong những tỉnh sản xuất ốc hương lớn nhất cả nước với trên 500 trại sản xuất giống. Năm 2011, Khánh Hòa có 230 ha ao, đìa và gần 90 bè nuôi ốc hương.

Sau đây là những hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc hương thương phẩm của ThS Nguyễn Văn Hà, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III.

Chuẩn bị con giống

Cách chọn : Khi nắm những con ốc hương giống trong tay rồi mở ra, những con ốc này đều khép vỏ. Đây là dấu hiệu nhận biết rằng, chúng là những con ốc hương giống khỏe mạnh, có thể đem thả nuôi thương phẩm.

Ốc giống: có cỡ khoảng 10 nghìn con/kg và khoảng 60 ngày tuổi.

Vận chuyển: Ốc thường được vận chuyển khô đến những ao thả gần với quãng đường dưới 100km, hoặc thời gian di chuyển không quá 4h đồng hồ. Ốc được đưa vào các hộp xốp có chọc sẵn lỗ nhở để thoát nước rồi cho lên xe và đưa đến ao nuôi. Còn với những nơi xa hơn, thời gian dài, ốc được cho vào các bịch nilon bơm oxy.

Khi đưa đến các ao nuôi, ốc làm cân bằng nhiệt trước khi thả xuống môi trường sống mới bằng cách đưa thùng xốp đựng ốc xuống ao, lấy nước từ trong ao vào thùng xốp. Sau khoảng 5- 10 phút mới tiến hành rải ốc vào trong lồng.

Ao nuôi

Hiện nay, ốc hương được nuôi trong ao đất, trong bể xi măng và trong đăng, lồng ngoài biển. Tại Khánh Hòa, người dân nơi đây chủ yếu nuôi ốc hương trong ao đất.

Vị trí: Ao nuôi phải gần biển, nước sạch, đáy cát, ít bùn. Ao nuôi cần chọn vị trí xa các khu dân cư, khu công nghiệp để ốc không bị ảnh hưởng do ô nhiễm từ chất thải của những nơi này.

Độ mặn thích hợp cho ốc là từ 25 - 35‰. Độ sâu ao từ 1,5 đến 2m nước, độ pH 7,5 - 8,5. Ao tẩy sạch sẽ, diệt trừ dịch hại, dùng lưới ngăn cá dữ, cua ghẹ vào ăn ốc con.

Mật độ: Khi ương giống: thả với mật độ 300-500 con/ 1m2. Sau khi nuôi được khoảng 1 tháng, số lượng ốc đạt 700-1000 con/ 1kg, san thưa ra để nuôi thương phẩm.  Mật độ nuôi thương phẩm là 50-100 con/ 1m2. Nếu như với ao có quây lưới, thì chừa diện tích bên ngoài, mật độ trong lồng khoảng 100- 200 con/ 1 m2.

Ốc  hương được thả vào sáng sớm hoặc chiều mát là thích hợp nhất. Chú ý không thả ốc vào ngày mưa bởi ốc có thể bị sốc độ mặn và yếu đi. Trong ao thả nuôi ốc hương lắp 2 giàn đập để tạo oxy cho ốc.

Thức ăn của ốc hương

Loại thức ăn: Ốc hương là loại động vật thân mềm, ăn thức ăn tươi sống là chủ yếu. Thức ăn ưa thích của chúng là thịt tôm, động vật thân mềm, nhuyễn thể, cá tạp... Tuỳ theo nguồn thức ăn mỗi vùng, có thể cho ốc hương ăn kết hợp cá tươi, artemia trường thành và trùn quế.

Có nhiều đơn vị cũng đang nghiên cứu loại thức ăn công nghiệp cho ốc hương để giảm bớt chi phí chăn nuôi cũng như việc gây ô nhiễm môi trường ao. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết quả khả quan nên người nuôi vẫn phụ thuộc vào nguồn cung cấp thức ăn từ việc đánh bắt ngoài tự nhiên.

                                         

Khối lượng: Ốc mới thả, khối lượng thức ăn bằng 15-20% trọng lượng của ốc. Lượng thức ăn sẽ giảm dần theo độ tuổi của ốc. Đến khi ốc xuất bán, đạt trọng lượng 120 con/1 kg thì khối lượng thức ăn khoảng 5% trọng lượng của ốc.

Thời gian cho ăn: Ốc hương thường được cho ăn vào sáng sớm hoặc chiều tối, phụ thuộc vào nguồn cung cấp thức ăn sao cho để ốc được thức ăn tươi nhất.

ThS Nguyễn Văn Hà lưu ý khi cho ăn, phải xác định được khối lượng thức ăn của ngày hôm trước và dựa vào đó, để điều chỉnh, có kế hoạch ăn cho ngày hôm sau, tránh tình trạng dư thừa, gây ô nhiễm môi trường nước.

Một điều nữa mà anh Hà cũng lưu ý thường xuyên thay đổi thức ăn cho ốc, đặc biệt ốc ở giai đoạn phát triển vỏ và phát triển phần cơ thịt. Cụ thể, thời kỳ ốc phát triển cơ thịt, cung cấp thức ăn là cá, còn thời kỳ phát triển vỏ, bà con nên cung cấp cho ốc thức ăn là cua hoặc tôm.

Chăm sóc quản lý.

Hiện nay, nhiều trại nuôi ốc hương đang sử dụng dụng cụ vệ sinh ao nuôi bằng máy sục bùn, cào bùn để tách lớp bùn và lớp cát ở đáy ao riêng. Công việc này được tiến hành đồng thời với việc xả nước trong ao để lớp bùn khi được khoắng lên, sẽ theo nước ra ngoài. Còn cát nặng thì sẽ rơi xuống làm nền cho ốc di chuyển và sinh sống.

Ốc hương là loài rộng nhiệt, chúng thích vùi ở đáy cát, ở nhiệt độ từ 26-28độ C. Khi gặp mưa, ao nuôi ốc hương bị phân tầng độ mặn, lượng oxy ở đáy ao sẽ giảm xuống, nhiệt độ tăng cao, tạo điều kiện cho các sinh vật yếm khí phát triển. Ốc hương lại sống ở tầng đáy nên sẽ bị yếu đi và có thể chết nếu người nuôi không có biện pháp xử lý kịp thời. ThS Nguyễn Văn Hà cho biết, những lúc này, cần làm nhiệm vụ đảo nước.

Đối với mùa nắng, khi thay nước trong ao, chỉ xả nước cạn lúc thời tiết thuận lợi, trời mát hoặc vào buổi tối. Cấp nước lại theo thủy triều hoặc máy bơm vào buổi sáng hoặc buổi tối.

Phòng bệnh

Theo ThS Nguyễn Văn Hà, ốc hương có hai loại bệnh chính là bệnh do vi khuẩn, vi rút gây ra và bệnh do môi trường.

ThS Nguyễn Văn Hà cho biết hiện các bệnh gây ra cho hương chưa có biện pháp trị bệnh, người nuôi cần thực hiện tốt công tác phòng bệnh cho ốc hương, từ khâu chọn giống, cho ăn, chăm sóc, quản lý môi trường ao nuôi.

Thu hoạch

Sau thời gian nuôi từ 5 - 6 tháng, tùy theo điều kiện chăm sóc và môi trường ao nuôi là ốc hương có thể thu hoạch được. Khi đó, ốc có kích thước từ  90 - 150 con/kg tùy thuộc vào từng điều kiện nuôi.

Hiện nay, có 2 phương pháp thu hoạch ốc là bắt bằng tay hoặc bằng máy. Ốc thu hoạch bằng máy sẽ nhanh hơn, tốn ít nhân công và có thể bắt một lần được toàn bộ ốc trong ao.

Sau khi thu hoạch nhốt ốc trong giai hoặc trong bể 1 - 2 ngày để làm sạch bùn đất và làm trắng vỏ.

Khi thu hoạch ốc, nhiều bà con phát hiện ra lượng ốc trong ao bị đóng rêu khá nhiều. Nguyên nhân là do mực nước trong ao nuôi thấp, ốc không vùi sâu. Tình trạng này  làm giảm giá trị khi đưa ốc đi tiêu thụ, có thể bị giảm 10-15 nghìn đồng/1kg. Vì vậy,trước khi thu hoạch ốc, cần kiểm tra ốc để phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời.

Cách phòng tránh: Cần thường xuyên sục rửa đáy ao sớm để ốc vùi sâu hơn. Cách thứ hai là san chuyển từ ao này sang ao khác để chuẩn bị ủ thêm một lượng cát dày. Khi ốc vùi mình xuống cát khoảng 1 tháng trước khi thu hoạch thì lượng rong rêu bám trên bỏ giảm đi rất nhiều.

 

Trần Hóa - xã Lộc An
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 886 079 - Fax: (84.064) 3 886 079
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu