TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 29/3/2024
Kinh tếĐiểm báo huyện
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Hoạt động UBND xã
Tin tức trong tỉnh
Sản phẩmAn ninh- trật tự
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
dịch vụ- du lịch
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

biển lọc an

tàu thuyền ra khơi

lộc an-bình minh lên

nạo vét cửa biển lộc an

văn nghệ

Lượt truy cập: 245304
  TRỒNG TRỌT

  Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa hấu
22/08/2013

  I.Chuẩn bị giống
Lượng hạt giống cần thiết để trồng 1 ha dưa hấu là 0,5-1,0kg. Ủ hạt: Phơi hạt nơi nắng nhẹ 1-2 giờ, để hạt nguội rồi ngâm vào nước sạch 4-6 giờ, vớt hạt ra, rửa sạch nhớt rồi gói hạt trong khăn ẩm, ủ hạt 24-36 giờ ở nhiệt độ 28-30oC cho nức mầm.
  Gieo thẳng: Chuẩn bị lổ trồng ngoài đồng ruộng bằng chày, nọc đục lổ, sâu 10cm, bón phân tro hoai mục để giữ đất ẩm sau khi gieo. Gieo hạt đã nứt mầm, sâu 2-3cm, lấp hạt với tro trấu hay đất bột.
  Gieo bầu: Gieo hạt trong bầu là thuận lợi nhất, tiện cho việc chăm sóc cây con, tiết kiệm hạt giống và có thời gian chuẩn bị đất trồng chu đáo hơn. Làm luống rộng 60-80cm, cao 15-20cm, nơi có ánh sáng đầy đủ và thoáng gió để đặt bầu.
 
II.Thời vụ,mật độ và khoảng cách trồng
Nước ta có thể trồng dưa hấu hầu như quanh năm. Tuy nhiên, tùy điều kiện thời tiết từng vùng mà mùa trồng có khác nhau:
 
- Vụ sớm (dưa Noel ): Gieo trồng vào tháng 10 dương lịch và thu hoạch vào dịp Noel (20 - 30/12 dl ).
 
- Vụ chính (dưa Tết): Gieo trồng tháng 11 dương lịch và thu hoạch vào dịp Tết Nguyên Đán.
 
- Vụ hè (dưa Lạc Hậu): Gieo trồng vào tháng 02- 05 dương lịch.
 
- Khoảng cách, mật độ: Muốn có năng suất cao nên trồng 2,3-2,5m x 0,5-0,6m, nghĩa là mật độ 9.000 cây/ ha.
III.Biện pháp canh tác
  
1.Chuẩn bị đất trồng
 
Đất trồng dưa hấu trước đó phải được luân canh ít nhất là 3 vụ với lúa nước hoặc bắp… (không luân canh với cây họ bầu, bí như: dưa hấu, dưa leo, khổ qua, bí rợ, bí đao…). Trồng trong mùa mưa nên chọn đất cao, thoát nước tốt. Trồng dưa hấu có trải bạt (plastic), khâu làm đất được tiến hành thứ tự như sau:
 
 Đất phải cày bừa tơi xốp, bón vôi 100% cả vụ vào 10 ngày trước khi bón lót.Dùng trâu hoặc bò cày một đường cày rải phân lót (100% phân chuồng, 40-50% lượng phân hóa học cho cả vụ) sau đó cày ba đường cày lấp phân ngược chiều nhau, dùng cuốc sửa luống, mương nước cho ngay thẳng. Thường luống có chiều cao 40 cm, chiều ngang 1 m, đường mương rộng 40 cm. Kế tiếp trải bạt lên mặt luống dùng đất hoặc thẻ tre mỏng dằn bạt cho cố định để phòng gió làm bay rách bạt, dẫn nước vào mương dễ cân mực nước.Dùng một cây đục lỗ vải bạt đường kính khoảng 7 cm, cán dài 70 cm đục dọc theo mé mương nước theo khoảng cách định trước, chiều cao các lỗ đục bằng nhau. Trồng cây ở vị trí này.Nếu bố trí trồng với khoảng cách hàng đôi cách hàng đôi 4,5 – 5m thì yêu cầu cần khoảng 1 cuộn bạt/1000m2.
   2.Bón phân và kỹ thuật bón phân
  Lượng phân bón nhiều hay ít tuỳ thuộc độ màu mỡ của đất. Đất bạc màu, đất cát cần bón nhiều phân hơn đất thịt và đất sét. Liều lượng phân bón chung:
  +
Phân chuồng hoai hoặc phân hữu cơ: 1.000 kg/ha
   +
Vôi bột (quét tường hoặc vôi nung từ vỏ Sò): 1.000 kg/ha
   +
Phân bón NPK: 400-600 kg/ha
   +
Phân hữu cơ sinh học TKUSKOM: 50 kg/ha
Bón lót:
  
Bón lót toàn bộ 1 tấn phân chuồng hoặc phân hữu cơ hoai, 1tấn vôi bột,50 kg phân hữu cơ sinh học TKUSKOM và 300kg phân NPK cho 1 ha, có thể trộn với một ít thuốc bảo vệ thưc vật như Basudin 10 H hoặc Furadan 3H để trừ kiến, dế…Bón đều trên luống hoặc bón theo hàng trồng khi làm luống. Xong trải màng phủ nông nghiệp, đục lỗ, gieo hạt…
 
* Bón thúc lần 1 (12-15 ngày sau khi trồng): 50-100kg NPK cho 1 ha.
 
* Bón thúc lần 2 (20-22 ngày sau khi trồng): 50-100kg NPK cho 1 ha.
 
* Bón thúc thúc nuôi trái (40 ngày sau khi trồng): 100-200kg NPK cho 1 ha.
Chú ý: Khi bón phân cho những lần bón thúc có thể dùng một vật nhọn đâm xuyên thủng làm thủng bạt khoảng giữa 2 gốc dưa rồi rải phân xuống hốc. Hoặc bơm nước vào các rãnh, giữ nước lại, rồi rải phân xuống các rãnh. Đây là biện pháp tưới thấm, tuy nhiên nên bổ sung thêm lượng phân từ 20-30%.
  
Sử dụng phân bón lá: Sử dụng các loại phân bón lá để cung cấp kịp thời và hiệu quả nguồn vi lượng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây. Có thể sử dụng các sản phẩm phân bón lá theo quy trình sau:
 
- Khi cây có 3 – 4 lá thật phun USKOM 6-9-9-SIÊU LÂN, 7 ngày phun 1 lần với liều lượng 30ml/bình phun 16 lít, phun từ 2 – 4 bình/1000 m2 giúp cây phát triển tốt thân, lá và rể, đến trước khi cây bắt đầu ra hoa rộ thì ngưng phun.
 
- Khi thấy cây chuẩn bị ra hoa rộ phun USKOM 6-9-9-SIÊU RA HOA-TĂNG TỶ LỆ ĐẬU TRÁI 2 lần cách nhau 7 ngày/1 lần với liều lượng 30ml/bình phun 16 lít, phun từ 2 – 4 bình/1000 m2 giúp cây đậu nhiều trái. Sau đó tiếp tục sử dụng USKOM 6-9-9-GIÀU BO VÀ MANHE để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây trồng nuôi trái, phun 2 lần cách nhau 7 ngày với liều lượng 30ml/bình phun 16 lít, phun từ 2 – 4 bình/1000 m2
 
Khi trái bự bằng cỡ trái chanh non thì phun USKOM 6-9-9-SIÊU TO TRÁI TO HẠT ,7 ngày phun 1 lần với liều lượng 30 - 50ml/bình phun 16 lít, phun từ 2 – 4 bình/1000 m2 để giúp trái to màu sắc đẹp,bóng láng.
 
3. Tưới nước
    Dẫn nước vào mương (dùng phương pháp tưới thấm) đắp chặn 2 đầu mương, nước thấm đều vào 2 bên mô dưa hấu. Vào vụ Đông Xuân (mùa khô), tùy theo đất đai, khí hậu mà thời gian cách nhau giữa 2 lần tưới ngắn hay dài, trung bình khoảng 4-5 ngày/1 lần tưới. Phải cung cấp đủ nước điều hòa cho dưa hấu, vào mùa nắng nên tưới định kỳ. Cây dưa hấu lúc thiếu nước, lúc thừa nước sẽ phát triển kém, thường xảy ra nứt, nổ trái ngoài đồng.
 
4. Làm cỏ
  
10-15 ngày SKG cần phải nhổ cỏ ở lỗ trồng mọc xung quanh gốc dưa. 20-30 ngày sau khi gieo trồng cần phun thuốc diệt cỏ Gramaxone ở lòng mương dẫn nước, dùng loa che ở đầu vòi khi phun, rà sát xuống ngọn cỏ tránh thuốc rơi dính vào dưa hấu.
 
5. Tỉa dây – Sửa nhánh
 
Khoảng 15 ngày SKG, tiến hành sửa dây, bắt dây dưa bò theo hàng lối và thẳng góc với líp, đồng thời tỉa nhánh ngang (dây chèo), mỗi gốc tỉa còn lại 1 thân chính và 2 nhánh ngang dài tốt nhất để sau này việc thụ phấn bổ sung và tuyển trái dễ dàng. Kết hợp chủ động loại bỏ sớm những nụ cái, trái non ở vị trí không thích hợp. Công việc này tiến hành liên tục và chấm dứt khi bắt đầu thụ phấn bổ sung.
 
6. Thụ phấn bổ sung và tuyển trái
 
- Chăm sóc tốt trà dưa để cho dưa hấu phát triển đồng đều, ra hoa đồng loạt, thụ phấn bổ sung dứt điểm nhanh và khi thu hoạch trái chín đồng loạt.
 
- Khi trà dưa ra nụ cái thứ 3 đạt 70% và nụ cái thứ 2 đạt tỷ lệ 30% trên thân chính (khoảng 33 - 34 ngày sau khi gieo) nên tiến hành thụ phấn bổ sung. Thụ phấn bổ sung hàng ngày bắt đầu từ 6 giờ đến 9 giờ sáng. Thông thường, thụ phấn bổ sung kéo dài từ 5-6 ngày là chấm dứt khi hoàn tất thụ phấn bổ sung 2 trái trên dây chèo và 1 trái trên thân chính.
 
- Sau đó tiến hành tuyển trái: trên 1 gốc, chọn 1 trái tròn đều, cuống to, nhiều lông tơ không tì vết giữ lại. Còn trái kia loại bỏ sớm.
7. Lót trái
 
Vào mùa mưa, sau khi tuyển cần tiến hành dùng 2 thanh gỗ tươi (nhánh cây tươi, gỗ tạp) dài 15-20cm, đường kính 2,0-2,5 cm lót trái (kê trái) để tránh trái tiếp xúc với đất ẩm làm trái bị sượng hoặc thối trái, đề phòng mối đục trái làm hư hại (trồng vùng đất mới khai hoang như Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh…)
 
IV. Thu hoạch:
  -  Ngày thu hoạch tùy thuộc vào đặc tính giống, thời tiết….
  - Thông thường ở miền Nam, khoảng 25-30 ngày sau khi thụ phấn bổ sung là dưa hấu đã chín. Để cho chất lượng trái đảm bảo ngon ngọt, trước khi thu hoạch 7-10 ngày cần phải giảm, cắt nước tùy theo vùng đất. Sau đó cắt, vận chuyển nhẹ nhàng, bảo quản nơi thoáng
 

http://USKOM.VN
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 886 079 - Fax: (84.064) 3 886 079
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu