TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Bảy, 27/4/2024
Kinh tếĐiểm báo huyện
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Hoạt động UBND xã
Tin tức trong tỉnh
Sản phẩmAn ninh- trật tự
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
dịch vụ- du lịch
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

biển lọc an

tàu thuyền ra khơi

lộc an-bình minh lên

nạo vét cửa biển lộc an

văn nghệ

Lượt truy cập: 248445
  TIN HOẠT ĐỘNG-KHCN

  Có nên chặt bỏ vườn điều, ca cao để trồng cây khác
04/04/2014

Giá bấp bênh, năng suất phụ thuộc vào thời tiết và dễ bị sâu bệnh tàn phá nên “phong trào” chặt bỏ vườn điều và ca cao để trồng mỳ hoặc cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn đang xảy ra trên địa bàn tỉnh. Tình trạng này liệu có phải là lựa chọn tốt của người nông dân?
Theo thống kê của Sở NN-PTNT, diện tích trồng điều trên toàn tỉnh khoảng 13.000ha. Huyện Xuyên Mộc là địa phương có diện tích trồng điều lớn nhất, chiếm khoảng 60% diện tích toàn tỉnh. Huyện Châu Đức đứng ở vị trí thứ 2, với khoảng 30% diện tích. Hiện nay, cây điều chủ yếu trồng trên các vùng đất xấu, thiếu nước tưới, nông dân cũng tâm huyết và gắn bó với cây điều bởi khả năng chống hạn cao và ít tốn công sức chăm bón. Trong khoảng từ năm 2010 trở về trước, cây điều được coi như là một kỳ tích của ngành nông nghiệp bởi đây là mặt hàng nông sản được chế biến trước khi xuất khẩu và có giá trị kinh tế cao; ngành chế biến cũng đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại khu vực nông thôn. Theo ngành nông nghiệp, cây điều đã gắn liền với chính sách định canh, định cư và được coi là cây “xóa đói giảm nghèo” ở những vùng đất khô hạn.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, ảnh hưởng của thời tiết làm giảm năng suất cây điều, giá thị trường bấp bênh, khiến người trồng điều thất thu. Do đó, nhiều hộ nông dân đang chặt bỏ cây điều ngay trong vụ thu hoạch để kịp thời trồng mỳ hoặc cây khác trong mùa mưa năm nay. Vì vậy, diện tích trồng điều của tỉnh liên tục giảm, cụ thể, năm 2011-2012 giảm 500ha; năm 2013 giảm thêm gần 1.000ha và năm nay vẫn tiếp tục giảm.

Trước tình trạng nông dân chặt bỏ cây điều để chuyển đổi sang cây trồng khác, Sở NN-PTNT đã thực hiện các biện pháp: Triển khai mô hình thâm canh cây điều trên diện tích gần 194ha để ghép cải tạo các vườn điều, xử lý hỗ trợ ra hoa đồng loạt… cho lợi nhuận 50-70 triệu đồng/ha; triển khai nhiều lớp tập huấn về quản lý dịch bệnh, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và bảo vệ thực vật trên cây điều; đưa ra giải apháp để hạn chế diện tích trồng điều, cần chú trọng về giống, hỗ trợ thông tin thị trường, hỗ trợ lãi suất vay vốn cho DN đầu tư vùng nguyên liệu. Sở cũng đã kiến nghị để cây điều còn chỗ đứng cần ổn định các doanh nghiệp chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh, nâng cấp cơ sở chế biến hạt điều để đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Cùng chung “số phận” với cây điều làcây ca cao cũng đang bị người nông dân lạnh nhạt. Số liệu thống kê của ngành nông nghiệp cho thấy, đến nay đã có hơn 600ha ca cao trong tổng số hơn 3.200ha trên toàn tỉnh bị chặt bỏ. Nguyên nhân là do cây ca cao bị sâu bệnh nhiều và hiệu quả kinh tế thấp. Theo phản ảnh của các chủ vườn ở huyện Châu Đức, những vụ đầu cây ca cao cho sản lượng khá, nhưng chỉ được khoảng 2 năm, sau đó cây ca cao phát triển èo uột, số cây cho trái ít dần, thậm chí bị thối không thu hoạch được. Mặt khác, dù ca cao ra trái quanh năm, nhưng sản lượng thấp nên nhiều hộ nông dân đã và đang chặt bỏ ca cao để thay thế cây trồng khác

 

 

Báo BR-VT
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 886 079 - Fax: (84.064) 3 886 079
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu