TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 26/4/2024
Kinh tếĐiểm báo huyện
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Hoạt động UBND xã
Tin tức trong tỉnh
Sản phẩmAn ninh- trật tự
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
dịch vụ- du lịch
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

biển lọc an

tàu thuyền ra khơi

lộc an-bình minh lên

nạo vét cửa biển lộc an

văn nghệ

Lượt truy cập: 248184
  TIN HOẠT ĐỘNG-KHCN

  Tại các KDL ven biển Xuyên Mộc: Biển"ngoạm" đất dữ dội
14/05/2015

Suốt dọc dải đất ven biển từ Bình Châu đổ về Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc), sóng ngày đêm thốc xoáy vào bờ, đánh sập từng mảng bờ cát đẹp tại các KDL ven biển. Nguy cơ sóng biển “ngoạm” đi những bãi biển đẹp ở Xuyên Mộc đang ở mức báo động.

Trưa 12-5, có mặt tại KDL Hồ Tràm Beach (thuộc Công ty CP Cam Ly), chúng tôi được anh Huỳnh Duy Hận, nhân viên giám sát khu sân vườn, bãi biển của KDL này đưa ra khu bãi tắm có chiều dài hơn 300m. Nơi đây, chỉ trong hơn 2 tháng qua, sóng biển đã “cuốn” đi hàng chục ngàn tấn cát, làm sạt lở, trốc gốc 5 hàng dương và có nguy cơ “ăn” luôn khu quầy bar, nơi du khách ngồi uống nước, ngắm biển. Anh Hận cho biết, 10 năm trước, khi dự án Hồ Tràm Beach bắt đầu triển khai, chiều rộng bãi tắm kể từ quầy bar ra tới mép nước khoảng gần 100m, được trồng những hàng dương chắn sóng và che mát. Nơi đây được thiết kế những bộ ghế - dù cho khách nghỉ ngơi, thư giãn trong lúc tắm biển; thậm chí còn thừa diện tích cho việc tổ chức những trò chơi vận động trên biển cùng các cuộc triển lãm gốm và cây khô để du khách thưởng ngoạn. Nhưng đến nay, khoảng cách này chỉ còn độ 30m.

Bà Nguyễn Thị Khánh Vân, Tổng điều hành KDL Hồ Tràm Beach, cho biết, ngày 3-4, sau vụ sạt lở nghiệm trọng toàn bộ chiều dài gần 300m bờ biển, đoàn kiểm tra liên ngành gồm Sở TN-MT, Sở KH-CN, Chi cục Thủy lợi và PCLB, Trung tâm quản lý kiểm tra công tác thủy lợi và đại diện UBND huyện Xuyên Mộc đã đến khảo sát thực địa và khuyến nghị KDL thực hiện các giải pháp tạm thời là dùng bao tải cát che chắn dọc bờ biển khu sạt lở. Anh Hận cũng cho biết thêm, liên tục trong 20 ngày, Hồ Tràm Beach đã huy động 10-12 nhân viên hút cát vào những chiếc bao tải 2m x 10m, xếp chồng lên nhau từng chồng 4 bao chạy dài suốt chiều dài bờ biển, cách quầy bar 3m để ngăn chặn khả năng sóng tiếp tục “nuốt” khu vực này. Tuy nhiên việc làm này chỉ tạm thời, không lấy gì làm chắc chắn để bảo đảm bờ không bị sóng “ngoạm” nữa, nhất là trong mùa mưa bão sắp tới.

Dọc bờ biển này, nhiều KDL khác như Hương Phong, Sanctuary, Bình Minh, Bến Thành cũng trong tình cảnh tương tự. Tuy nhiên, do chủ động có giải pháp từ nhiều năm trước nên tình trạng xâm thực có chiều hướng giảm. Ông Trần Quốc Định, Chỉ huy trưởng kỹ thuật Sanctuary Beach Rerort cho biết, theo chu kỳ thủy triều của khu vực biển Xuyên Mộc thì, khoảng thời gian bờ bị xâm thực mạnh nhất là từ tháng 10 (âm lịch) năm trước đến tháng 2 năm sau. Đây là là thời kỳ sóng xoáy bờ, rút cát trở ra biển. Có khi chỉ sau 1 đêm là bãi biển đang bằng phẳng bị khoét sâu xuống 2-3m. Thậm chí, toàn bộ dãy bờ kè cao 1,5m trên hệ thống cọc trụ sâu 8m cắm xuống lòng đất được Sanctuary xây từ khi xây dựng KDL này cũng bị sóng móc cát hổng chân. Sanctuary đã 2 lần làm hệ thống bao cát chắn sóng. Lần 1 vào cuối năm 2009, loại bao 60cm x 20m, đã cải thiện phần nào tình trạng sóng móc cát. Nhưng loại bao này chỉ chịu được nắng, sóng hơn 1 năm. Đầu năm 2012, Sanctuary nhập loại bao chuyên dùng cho công nghệ chắn sóng của Hà Lan và Pháp 3m x 50m, thiết kế thành “chiến hào” dọc dài suốt 175m chiều dài bờ biển và 3 đường hào khác vuông góc đổ dài từ hào dọc ra tới mép nước biển. Tổng trị giá của công trình chắn sóng này lên đến 1,3 tỷ đồng. Ông Định xác nhận: “Nhờ hệ thống hào này mà cường độ xoáy của sóng biển giảm mạnh, tình trạng móc cát ra biển 2 năm nay không còn, thậm chí sóng còn bồi cát trở lại bờ, tạo thành các bãi cát phẳng như trước”. Ông La Văn Hưng, Phó Giám đốc KDL Hương Phong có bãi tắm đẹp nằm dọc bờ biển này cũng cho hay, ngoài hệ thống bờ kè chắn sóng cao 4m, dài 325m (xây dựng năm 2009) dọc bờ biển về phía KDL, hàng năm, Hương Phong phải chi 200 triệu đồng cho việc thiết lập hệ thống hào cát chắn sóng, sử dụng chất liệu bao chuyên dụng nhập từ Malaysia. “Đây là số tiền không nhỏ, nhưng xác định việc giữ bờ biển đẹp và giữ an toàn cho du khách, chúng tôi vẫn cứ phải làm”, ông Hưng nói.

 

Báo BRVT
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 886 079 - Fax: (84.064) 3 886 079
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu