TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Chủ Nhật, 28/4/2024
Thủ tục hành chính
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHoạt động UBND xã
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 152860

  CHĂN NUÔI

  Kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học
16/04/2013

Quá trình chăn nuôi gia cầm, vấn đề giải quyết chất thải, nước thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường là hết sức quan trọng. Để giải quyết vấn đề trên, Trung Tâm Khuyến nông đã  khai mô hình nuôi gà thả vườn trên thảm sinh học.

Nuôi gà trên thảm sinh học có nhiều lợi ích: Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do phân gà bị phân huỷ trong vòng 24 giờ.
- Tạo điều kiện để phát triển chăn nuôi gà  ngay cả ở trong khu dân cư.
- Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nhất là các bệnh về tiêu hoá.
- Giảm chi phí nhân công, điện, nước phục vụ chăn nuôi.
- Cải thiện điều kiện lao động cho công nhân.
- Tăng chất lượng đàn gà và tăng chất lượng sản phẩm.
 
Kỹ thuật nuôi gà trên thảm sinh học khá đơn giản, không phức tạp so với nuôi gà truyền thống. Chủ yếu là kỹ thuật tạo thảm sinh học.
 02150413.jpg
 
 Kỹ thuật làm thảm sinh học nuôi gà thả vườn như sau:
 Nguyên liệu bao gồm: trấu, mùn cưa, phoi (dăm) bào và men BALASA.
- Bước 1: Rải trấu hoặc ( 30% mùn cưa và 70% trấu) lên toàn bộ nền chuồng dày từ 8-10 cm
- Bước 2:
Nuôi men: Dùng 5kg bắp (hoặc cám gạo) xay mịn trộn đều với 1kg chế phẩm BALASA, trộn đều với nước lạnh đến khi đạt được độ ẩm 50-60% là được ( khi nắm vào tay thả ra sản phẩm tự rã ra là vừa). Sau đó cho vào trong một cái xô hay chậu rồi dùng bạt hoặc bao bố đậy kín để vào chỗ mát. Tùy điều kiện thời tiết, sau 2-3 ngày men sẽ phát triển thành một khối.
- Bước 3:  
Rắc đều men đã ủ lên nền chuồng đã rải trấu. Nếu rải chưa quen có thể trộn vào men thêm một ít trấu, đảo đều, rồi rắc lên nền. Dùng tay xoa lên mặt để men được phân tán đều trên nền chuồng
- Bước 4: Thả gà vào nuôi

       * Một số lưu ý:

- Sau một thời gian nuôi, khi nệm lót sinh học đã mục, ướt, cần thay hoặc bổ sung thêm trấu và men tránh kéo dài gây ảnh hưởng tới đường hô hấp của gà.

 - Cần có mái che tốt không để mưa làm ướt thảm sinh học.

     * Một số hạn chế khi triển khai kỹ thuật:

- Trấu làm nền thuộc vào mùa vụ thu hoạch lúa, vận chuyển cồng kềnh, chi phí vận chuyển cao

- Về mùa nắng nóng, quá trình phân hủy phân sẽ sinh nhiệt. Do đó, cần bố trí chuồng nuôi nơi thoáng mát, trong chuồng nuôi cần lắp thêm hệ thống quạt.

Trung tâm Khuyến nông
In trang Quay lại Lên trên

  
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (064) 3 897 144 - Fax: (84.064) 3 897 144
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu