TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 26/4/2024
Thủ tục hành chính
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHoạt động UBND xã
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 152652

  THUỶ SẢN

  Kỹ thuật ương cá bột lên cá giống đạt chất lượng cao
12/12/2018

Khi ương cá tra bột lên cá giống, trở ngại lớn nhất trong khâu này là tỷ lệ sống rất thấp, thường nhỏ hơn 5%. Do đó, để khâu ương dưỡng cá giống đạt tỷ lệ sống cao, cá giống đảm bảo chất lượng thì nông dân cần phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật và có một số thay đổi về công nghệ sản xuất.

Ương cá bột lên cá giống

Theo Khoa Thủy sản (Trường Đại học Cần Thơ), cá tra bột mới nở có kích thướt 4-5 mm chiều dài, không màu, trong suốt. Cá hấp thụ khối noãn hoàn vào ngày thứ 3 sau khi nở, lúc này chiều dài thân cá đạt khoảng 10-11 mm. Cá bột vận động liên tục lên xuống theo chiều thẳng đứng nhưng do vi ngực chưa phát triển nên chưa có khả năng bơi lội như cá trưởng thành. Cá bắt đầu lấy thức ăn vào ngày thứ 2 sau khi nở, trước khi noãn hoàng được hấp thụ hoàn toàn.

Ở thời điểm này cá bột có khả năng mở miệng khá to, khoảng 18% chiều dài cơ thể và có nhiều răng nhọn dài đến 0,1 mm. Thời điểm 30 giờ sau khi nở, cỡ miệng cá tra bột biến động từ 190-250 μm. Cỡ miêng to, răng nhọn và di chuyển liên tục nên cá tra bột xuất hiện tập tính ăn thịt lẫn nhau, đặc điểm này bắt đầu rất sớm (40 giờ sau khi nở) và có thể làm chết đến hơn 90% số lượng cá bột. Thời điểm bắt đầu lấy thức ăn ngoài thì chức năng ống tiêu hóa cá chưa phát triển hoàn chỉnh nên cá bột phụ thuộc rất lớn vào thức ăn tự nhiên cho phát triển và tăng trưởng.

Trở ngại lớn nhất khi ương từ cá tra bột lên cá giống là tỷ lệ sống rất thấp, thường nhỏ hơn 5%. Trước đây các nhà sản xuất giống cho rằng cá tra bột có kích thướt quả nhỏ nên không thể thả sớm vào ương. Tuy nhiên, các nghiên cứu từ Dự án cá da trơn Châu Á đã cho thấy có 2 thời điểm xảy ra tỷ lệ chết cao là thời điểm xảy ra hiện tượng ăn thịt lẫn nhau bắt đầu khoảng 40 giờ đến ngày thứ 3 sau khi nở có thể gây chết từ 30-50% và thời điểm 5-7 ngày sau khi nở do vi khuẩn Aeromonas hydrophila (hệ quả của tập tính ăn thịt lẫn nhau gây xây xát cá) có thể gây chết 50-60%.

Nguyên nhân chủ yếu gây nên tỷ lệ chết cao là do giữ cá bột ở mật độ cao và môi trường nuôi không có đủ thức ăn ban đầu. Vì vậy, giải pháp cải thiện tỷ lệ sống của cá tra bột được thực hiện là sử dụng thức ăn tự nhiên và thả cá bột rất sớm vào ao ương trong khoảng 20-24 giờ sau khi nở. Hiện nay nuôi cá tra bột được tiến hành trong ao đất qua 2 giai đoạn gồm cá bột lên cá hương và cá hương lên cá giống; hoặc ương trực tiếp từ cá bột thành cá giống. Cá bột được thả vào ao ương đã được gây nuôi thức ăn tự nhiên trước khi cá hấp thụ hết noãn hoàng; điều này giúp cho cá bột có sẵn thức ăn khi bắt đầu lấy thức ăn ngoài. Mặt khác, cá bột cũng có không gian hoạt động đủ rộng để tránh xảy ra ăn thịt lẫn nhau.

Giai đoạn cá bột lên cá hương

Giai đoạn này, chuẩn bị ao ương tốt là yếu tố quyết đinh thành công. Thông thường ao ương có tỷ lệ chiều dài/rộng khoảng 4/3; diện tích từ 1.000-5.000m2 và độ sâu mực nước từ 1,5-2,0 m. Ngoài việc sên vét bùn, vệ sinh, khử trùng đáy ao bằng vôi bột được thực hiện trước khi thả giống 1 tuần thì việc bón phân gây nuôi thức ăn tự nhiên trong ao ương là yếu tố quyết định tỷ lệ sống của cá bột; có thể gây nuôi thức ăn tự nhiên trong ao bằng bột cá giá rẻ (2-3 kg), bột đậu nành (2-3 kg)... cho 1.000 m2 ao. Các loại phiêu sinh động vật có kích thướt nhỏ như luân trùng hay trứng nước phát triển trong ao là nguồn thức ăn ban đầu phù hợp cho cá bột.

Trong tường hợp cần thiết, chế phẩm sinh học (hoặc các lợi khuẩn) được bổ sung vào ao theo tỷ lệ 300 g/1.000 m3 nước, cùng với việc bổ sung trứng nước (1-2 kg) hoặc luân trùng. Mặc dù cá tra có thể sử dụng trứng nước ngay từ khi mới thả vào ao nhưng với cỡ miệng từ 190-250μm thì kích cỡ luân trùng phù hợp hơn và được cá chọn lựa với chỉ số chọn lựa thức ăn cao hơn so với Moina. Bổ sung luân trùng vào ao ương trước khi thả giống sẽ cải thiện được tỷ lệ sống của cá tra bột; mật độ luân trùng phù hợp là 5-7 cá thể/ml là thích hợp và cho tỷ lệ sống tốt nhất.

Cá bột phải được thả trong vòng 24 giờ sau khi nở. Mật độ cá bôt thích hợp khi ương trong ao dao động trong khoảng 500-800 con/m2. Trong thực tế, mật độ ương cá bột biến động lớn giữa các trại sản xuất giống từ 250-1.000 con/m3 (trung bình 863 con/m3). Tuy nhiên, thả giống với mật độ cao thường dẫn đến tỷ lệ sống thấp; thực tế tỷ lệ sống ở mật độ 600 và 800 con/m3 là 16% cao hơn gấp đôi so với tỷ lệ sống ở mật độ 1.000 con/m3.

Khi mới bắt đầu lấy thức ăn ngoài, cá tra bột hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên. Nhưng khi dạ dày phát triển hoàn chỉnh (3 ngày sau khi ăn thức ăn ngoài) thì cá bột có thể sử dụng được các nguồn thức ăn khác. Vì vậy, ngoài duy trì nguồn thức ăn tự nhiên trong ao thì cung cáp thức ăn nhân tạo sớm. Còn tạo điều kiện cho cá có nguồn dưỡng chất cần thiết cho tăng trưởng.

Lượng thức an cung cấp cho cá tra cũng thay đổi theo sự phát triển của cá bột, tại thời điểm lấy thức ăn ngoài (chiều dài thân 5,5 mm) khẩu phần ăn cho mỗi lần ăn khoảng 12% khối lượng thân; khẩu phần ăn tăng lên 22-26% khi cá đạt chiều dài 6-6,5mm; và giảm còn 10% khi cá có chiều dài từ 7 mm trở lên. Tổng lượng thức ăn cần cho cá trong ngày từ 6-8 lần khẩu phần thức ăn, nghĩa là từ 150-200% khối lượng thân; tỷ lệ sống của cá tra bột chịu ảnh hưởng bởi khẩu phần thức ăn, trái lại tăng trưởng của cá lại chịu tác động lớn bởi mật độ con mồi hơn là khẩu phần thức ăn. Cá giống (4,8-5 g) nếu cần tăng tần suất cho ăn không cải thiện tăng trưởng của cá trái lại còn làm tiêu tốn thức ăn, cho ăn 2 lần/ngày là giải pháp phù hợp cho cá tra giống.

Chất lượng nước trong ao ương cần được theo dõi vào mỗi sáng sớm, màu nước nên duy trì xanh đọt chuối; hàm lượng oxy hòa tan trong khoảng 3,6-4 mg/l thì cá bắt mồi và tăng trưởng tốt. Mức nước ban đầu để gây nuôi thức ăn tự nhiên có thể dao động từ 0,4-0,5m, sau đó tăng dần lên đạt từ 1-1,2 m khi thả giống. Trong quá trình ương, tiếp tục điều chỉnh mức nước ao tăng dần từ 1,2-1,5 m. Hàng tuần có thể bổ sung các loại chế phẩm sinh học như EM, Yucca để cải thiện chất lượng nước.

Giai đoạn từ cá bột đến cá hương kéo dài 20-45 ngày, cá đạt kích cỡ khoảng 3.000-4.000 con/kg. Cá hương sau khi được phân cỡ (lọc qua các lồng lưới) và chuyển sang ao ương giai đoạn cá hương lên cá giống. Tỷ lệ sống trung bình giai đoạn này là 30%.

Giai đoạn cá hương lên cá giống

Thông thường các trại sản xuất giống đều thiết kế hệ thống ao ương giống nhau cho cả 2 giai đoạn là cá bột-cá hương và cá hương-cá giống. Cá hương sau 20-45 ngày ương được thu hoạch, chuyển sang ương giai đoạn tiếp theo hoặc bán cho các trại ương cá giống khác. Mật độ thả nuôi trong giai đoạn này dao động trong khoảng 200300 con/m2.

Cá hương được cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn viên công nghiệp. Tùy loại thứ ăn mà hàm lượng đạm thô từ 30-45%. Kích cỡ thức ăn phù hợp tùy cỡ cá, từ ngày 46-60 cho cá ăn bằng thức ăn viên dạng mảnh, ngày 60-75 cho cá ăn thức ăn cỡ 0,8-1,5 mm. Khẩu phần ăn được điều chỉnh theo tăng trưởng, sức khỏe và mức độ ăn mồi của cá (qua kiểm tra lượng thức ăn dư thừa trong ao) và chất lượng môi trường nước. Mật độ nuôi cao và lượng thức ăn tự nhiên trong ao suy giảm nên cá nuôi có thể thiếu các dưỡng chất cần thiết. Vì vậy, trong quá trình ương thường xuyên bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin C (1-2 kg/tấn thức ăn).

Hiện nay, hầu hết các trại sản xuất giống sử dụng thức ăn công nghiệp để ương cá hương lên cá giống do sự tiện lợi (có sẵn, dễ sử dụng, bảo quản), hiệu quả (về tăng trưởng và sức khỏe cá) và chất lượng ổn định. Có 51% trang trại sử dụng thức ăn tự chế hoặc kết hợp thức ăn tự chế với thức ăn viên. Các traiij sử dụng thức ăn tự chế thường có tỷ lệ cá chết cao hơn (52%) so với các trại không sử dụng thức ăn tự chế (29%).

Ương từ cá bột lên cá giống

Ương trực tiếp từ cá bột lên cá giống cũng được thực hiện trong ao với quy trình tương tự với quy trình ương 2 giai đoạn. Mật độ thả cá bột trung bình là 724 con/m2. Thời gian trung bình dao động từ 2,5-3 tháng. Tỷ lệ sống trung bình trong hình thức này là 16,6% và biến động tùy theo mùa vụ, tỷ lệ sống đạt 15-20% trong vụ thuận (tháng 3 đến tháng 5) và chỉ đạt 5-7% vào thời điểm trái vụ.

 

nongnghiep.vn
In trang Quay lại Lên trên

  
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (064) 3 897 144 - Fax: (84.064) 3 897 144
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu