Kinh nghiệm phun thuốc BVTV
13/08/2019

Mỗi loại sâu có các tập tính khác nhau, kỹ thuật phun cụ thể cho từng loại sâu cũng khác nhau.

 

Nông dân thuốc BVTV cho cây trồng

 

Sử dụng thuốc BVTV là việc làm tất yếu trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Ðể đảm bảo vừa trừ được sâu, bệnh mà không phải dùng các hóa chất độc hại lại không tốn nhiều lần phun thuốc, cần thực hiện kỹ thuật phun sao cho đúng và phù hợp với mỗi loại gây hại cây trồng. Đối với sâu hại: Mỗi loại sâu có các tập tính khác nhau, kỹ thuật phun cụ thể cho từng loại sâu cũng khác nhau. Các loại sâu có tập tính ăn và nằm ở phần trên của lá như bọ nhảy, bọ rùa, sâu đo, sâu khoang, bướm trắng... chỉ cần phun với liều lượng thấp và dùng bép bơm có hạt nhỏ thì khả năng tiếp xúc vẫn cao và tỷ lệ chết cao. Các loại sâu có tập tính nằm dưới lá nhưng nằm ở các tầng lá thấp và khả năng di chuyển kém như rầy, rệp... phải dùng béc to, khi phun và phải phun cho vòi xuống tầng thấp. Nếu phát hiện sớm thì chỉ cần phun chỗ có sâu và xung quanh khoảng 1 - 2 m2. Phòng khả năng có trứng đã đẻ rồi nhưng chưa nở. Ðối với loại ẩn nấp kẽ lá, bẹ lá và các khe hẹp, ít di chuyển như nhện đỏ, chỉ cần tập trung phun thật kỹ vào các ổ nhện bằng béc to để có thể thấm sâu vào trong kẽ lá tăng khả năng tiếp xúc. Ðối với những loại sâu dưới kẽ lá hoặc ẩn nấp bằng cách nhả tơ như sâu tơ hoặc giả chết như loại bọ cánh cứng thì phải dùng liều cao phun hạt lớn. Thuốc có thể chảy xuống các khe, kẽ để tiếp xúc với sâu. Với sâu giả chết như bọ xít có thể phun xuống đất. Ngoài ra, cần luân canh cây trồng hợp lý, vệ sinh đồng ruộng, đảm bảo mật độ, bắt diệt sâu bằng phương pháp thủ công, sử dụng các chế phẩm sinh học để trừ sâu bệnh... Chỉ sử dụng thuốc hoá học khi cần thiết và thực hiện đúng nguyên tắc "4 đúng" khi sử dụng thuốc BVTV (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách). Những loại sâu nằm dưới đất như sâu xám phải tưới thuốc sâu ngấm sâu đến chỗ sâu đang ẩn nấp. Với sâu đục thân, đục lá, đục quả, đục hoa thì phải phun bằng hạt to liều lượng lớn ở thời kỳ bắt đầu phát hiện bướm để có thể giết trứng, sâu non mới nở trong kẽ lá, hoa, quả. Có thể dùng bơm hai béc để trừ ruồi, dòi và trứng trong lá. Nếu dùng thuốc BT xử lý nồng độ 0,1% để phun không nên pha đặc hơn. Mỗi loài sâu tuy thực hiện kỹ thuật khác nhau nhưng đều phải phun ướt đẫm vào vị trí cần phun. Phun thuốc trừ bệnh cây: + Đối với nhóm bệnh xâm nhập và gây bệnh trên thân, lá, hoa, quả mà các bộ phận đó nằm ở phía trên của cây: Nhóm bệnh này lan truyền và gây bệnh nằm ở các vị trí thuốc dễ tiếp xúc nên có thể phun béc nhỏ. + Nhóm bệnh xâm nhập và gây bệnh trong các khe, kẽ, bẹ lá, lá có nhiều nếp nhăn, lá có nhiều lông và các loại cây có mô biểu bì, thụ bì dày che khuất các vết bệnh bên trong và dễ đọng nước là điều kiện cho bệnh phát triển cần phải phun bằng bép bơm có hạt to, liều lượng lớn để cho thuốc có thể thấm vào các khe kẽ lá. + Nhóm bệnh gây trên các loại cây có thân thẳng đứng, khi phun thuốc dễ bị rửa trôi thì phải phun bằng bép bơm có hạt nhỏ để cho thuốc bám lâu trên cây không bị trôi và phải phun trên chu kỳ dày hơn. + Nhóm bệnh phát triển ở dưới đất thì khi phun phải kết hợp với xới xáo, vun đất cho kín phần cổ rễ, rễ mà bệnh có thể xâm nhập. + Nhóm bệnh phát sinh và phát triển bên trong các bộ phận của cây thì phải phun phòng thường xuyên để ngăn không cho bệnh xâm nhập. + Đối với thuốc vi sinh hoạt hóa có khả năng thấm vào trong cây và hình thành như là các chất tự kháng bệnh nên kỹ thuật phun không cần phải thật khắt khe như phun thuốc hóa học. Ngoài ra có thể phân nhóm bệnh theo sự phát triển của bệnh theo thời tiết và tốc độ phát triển của bệnh thì phải phun theo dự đoán thời tiết, theo chu kỳ gió mùa (chu kỳ hoàn lưu). Nếu dùng thuốc trừ bệnh vi sinh hoạt hóa nồng độ 20 ppm không phun đặc hơn, phải thực hiện phun phòng ngay từ đầu hoặc khi phát hiện có vết bệnh hoặc trước khi thời tiết thuận lợi cho bệnh phát sinh và phát triển (xem và phun theo lịch ngày bắt đầu thay đổi thời tiết).


Số lượt đọc: 1988 Về trang trước Về đầu trang
Các tin khác