Từ
năm 2014-2015, Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ đã tiến hành
nghiên cứu một dự án ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để xây dựng mô hình canh tác
tiêu bền vững tại 2 xã Xuân Thọ và Suối Cao thuộc huyện Xuân Lộc (Đồng Nai).
Lý do dự án này được đặt ra là cây tiêu đang được giá, người trồng rất phấn khởi vừa chăm sóc vườn tiêu hiện có vừa cố gắng mở rộng diện tích trồng mới. Trong nhiều năm trước, diện tích hồ tiêu dao động khoảng 50.000ha. Bộ NN-PTNT cũng có kế hoạch giữ mức diện tích này để bảo đảm tính bền vững cho ngành tiêu. Tuy nhiên, do giá tiêu hấp dẫn, ngược lại giá cao su và cà phê ngày một giảm dưới ngưỡng kinh tế. Vì vậy, hiện tượng chặt phá cao su và cà phê già cỗi để trồng tiêu đang diễn ra khá phổ biến. Mặt khác nhiều hộ không còn đất canh tác, đã tiến hành khai hoang những vùng không thích hợp cho cây tiêu để trồng. Ngược lại, những vùng trồng tiêu năng suất cao có tiếng ngay ở Xuân Lộc, hay ở Chư Sê (Gia Lai), do chạy theo năng suất cao, đầu tư tối đa để có năng suất 8 - 10 tấn tiêu khô/ha thì nay nhiều nương tiêu, cây đã bị chết hàng loạt, nhiều hộ đã phải bỏ vườn nhà để đi thuê đất vùng khác trồng tiêu. Vì vậy, diện tích tiêu đã tăng với tốc độ rất nhanh chóng. Theo thống kê đến năm 2014 diện tích tiêu đã đạt 85.591ha, trong đó số diện tích mới trồng chưa cho thu hoạch là 13.428ha, riêng tỉnh Đồng Nai diện tích trồng mới là 2.387ha. Theo số liệu điều tra thì con số này còn cao hơn nhiều (khoảng 100.000ha). So sánh với nhiều cây công nghiệp khác, chưa có cây nào có diện tích tăng nhanh trong một thời gian ngắn như vậy. Tại vùng nghiên cứu, số liệu điều tra từ 60 hộ trồng tiêu cho thấy nông dân đã chú ý áp dụng các kỹ thuật khá tốt. Nhưng do muốn có năng suất cao nên nhiều hộ vẫn bón phân hóa học và sử dụng thuốc sâu không theo khuyến cáo của các nhà khoa học. Có trường hợp người trồng tiêu sử dụng đến 667kg N dạng phân hóa học tương đương 1.450kg phân ure/ha, 736kg P205 và 663kg K20/ha, tương đương với 4.600kg phân lân và 1.100kg phân kali, chưa kể lượng dinh dưỡng có trong phân chuồng hay các loại phân hữu cơ khác. Về bảo vệ thực vật, nhiều chủng loại thuốc đã được sử dụng với liều lượng khá cao để trừ, nhất lá lúc tiêu bị hiện tượng vàng lá, phát triển chậm và để phòng ngay khi vườn tiêu đang tươi tốt. Như vậy, mặc dù mô hình xây dựng kỹ thuật canh tác vườn tiêu bền vững chỉ mới thực hiện được 1 năm, nhưng những kết quả thu được cũng phù hợp với các tiêu chí đã nêu ở trên là tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế nên tăng thu nhập, và do sử dụng thuốc có chọn lọc, giảm thiểu liều lượng. Tuy nhiên bệnh chết nhanh, chết chậm vẫn là trở ngại chính cho ngành trồng tiêu, cần được nghiên cứu và đầu tư có chiều sâu mới có thể giải quyết được. Từ số liệu điều tra, nhóm tác giả đã xây dựng các mô hình bao gồm trên vườn tiêu kiến thiết cơ bản và cả trên vườn tiêu kinh doanh 4 và 8 năm tuổi. Mô hình thực hiện trên vườn tiêu đã được trồng sẵn. Vì vậy, chỉ tác động được một số biện pháp canh tác như liều lượng và chủng loại phân bón, liều lượng, chủng loại thuốc BVTV và thời kỳ sử dụng, các biện pháp kỹ thuật canh tác, tỉa cành tạo tán, chăm sóc, tưới tiêu, thu hoạch, bảo quản và tiếp thị để so sánh với kỹ thuật của bà con đang áp dụng. 1. Tại vườn tiêu kiến thiết cơ bản: Số liệu thu được cho thấy sau trồng 2 tháng, vườn tiêu đối chứng có tỷ lệ cây con bị chết là 11,2%, tăng gấp 10 lần so với vườn mô hình. Sau trồng 6 tháng, vườn cây mô hình có chiều cao cây cao hơn đối chứng là 42cm,tăng 28,5%, thân tiêu ở mô hình cũng to, mập hơn. Sau trồng 12 thàng ở vườn mô hình chưa thấy xuất hiện bệnh chết nhanh, chết chậm. Nhưng ở vườn đối chứng đã xuất hiện 0,9% với bệnh chết nhanh và 0,68% với bệnh chết chậm; đồng thời xuất hiện bệnh virus 0,91%. Tại vườn mô hình, do cành lá phát triển nhanh hơn nên ngay năm thứ nhất đã có thể cắt tỉa cành bán giống nhiều hơn vườn đối chứng nên đã bù lại được một phần đầu tư cao hơn so với vườn đối chứng. 2. Tại vườn tiêu kinh doanh: Trên tiêu 4 năm tuổi chưa xuất hiện bệnh chết nhanh, nhưng ở vườn đối chứng đã xuất hiện 1,87%. Còn bệnh chết chậm thì cả mô hình và đối chứng đều xuất hiện. Nhưng ở lô đối chứng tỷ lệ bệnh cao hơn 45%. Trên tiêu 8 năm tuổi,ở mô hình cũng chưa thấy xuất hiện bệnh chết nhanh, nhưng đối chứng đã xuất hiện với tỷ lệ bệnh là 0,68%. Còn với bệnh chết chậm thì cả mô hình và đối chứng đều có xuất hiện. Tuy nhiên ở lô đối chứng có tỷ lệ bệnh cao hơn 41%. Do bệnh tật xuất hiện ở lô đối chứng nhiều hơn, sức sinh trưởng kém hơn, dẫn đến các yếu tố năng suất thấp hơn, nên năng suất và hiệu quả kinh tế ở lô đối chứng của các vườn tiêu 4 hay 8 năm tuổi cũng đều thấp hơn lô mô hình. Tại vườn tiêu 4 năm tuổi, mô hình có năng suất cao hơn đối chứng là 15,4%, tiền lời cao hơn 76 triệu đồng/ha, tăng 23%. Còn ở vườn tiêu 8 năm tuổi, năng suất tiêu ở lô mô hình cao hơn lô đối chứng là 690kg tiêu khô/ha, tăng 14,8%, do gía tiêu bán được cao hơn lô đối chứng là 5.000 đồng/kg, nên lợi nhuận cao hơn lô đối chứng là 170 triệu đồng/ha, tăng hơn đối chứng là 20%.
- Kinh nghiệm trồng hoa Đỗ Quyên xác pháo đem lại hiệu quả (29/10/2018)
- Nhân rộng mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (15/10/2018)
- Chăm sóc cây lúa giai đoạn đòng trỗ (15/10/2018)
- Giống cam chín sớm CS1 (15/10/2018)
- Giống lúa mới ĐT 100 (08/06/2018)
- 'Cơn lốc' đưa cam sành xuống đất ruộng (21/05/2018)
- Niềm tin... chanh dây khi cây hồ tiêu chết hàng loạt (21/05/2018)
- Mận đỏ Hoàng Su Phì mang lại nguồn thu 6 tỷ đồng/năm (11/05/2018)
- Triển vọng sâm cau (27/04/2018)
- Giúp tăng năng suất và chất lượng khoai lang (27/04/2018)