Cam là cây ăn
quả lưu niên có múi, chu kỳ sống của cây được chia làm 2 thời kỳ là thời kỳ kiến
thiết cơ bản thường từ 1 - 3 năm và từ năm thứ 4 trở đi thì cam bước vào thời kỳ
cây cho quả còn gọi là thời kỳ kinh doanh.
Thời kỳ kinh doanh có thể từ 15 - 25 năm tùy theo chế độ chăm sóc và độ phì nhiêu của đất trồng. Ở nước ta cam thường được trồng tập trung ở các địa phương như Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Nghệ An... và các tỉnh thuộc ĐBSCL. Cây cam sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 23 - 29oC, thích hợp trên các chân đất như nâu vàng, nâu nhạt, phát triển trên đá phiến thạch sét, hoặc phiến thạch mica hoặc những vùng như đất phù sa, đất xám... Những đất này có tầng canh tác dày trên 1m và mạch nước ngầm sâu trên 80cm, thoát nước tốt, đất có độ pH từ 5,5 - 6,5, hàm lượng mùn khá trở lên, hàm lượng lân, kali dễ tiêu, các nguyên tố trung vi lượng từ trung bình đến khá. Cây cam có khả năng cho năng suất rất cao nếu được thỏa mãn các điều kiện về sinh thái đất đai và đầu tư phân bón cũng như các biện pháp canh tác khác như tưới nước, phòng trừ sâu bệnh hại,... Trong cùng điều kiện sinh thái đất những vườn cam được đầu tư phân bón đầy đủ, cân đối tất cả các yếu tố dinh dưỡng thì cho năng suất, chất lượng cao hơn. Theo kết quả nghiên cứu trong 40 tấn quả cam tươi có chứa từ 85 - 95kg N; 40 - 45kg P2O5; 100 - 105kg K2O; 50 - 60kg CaO; 4 - 5kg S; 0,3kg Fe; 0,14kg Zn; 0,06kg Cu; 0,8kg B; 0,6kg Mn. Tuy nhiên các nhà vườn trồng cam sử dụng phân bón hầu hết không cân đối về tỉ lệ các yếu tố dinh dưỡng, thiếu hụt so với nhu cầu thực tế của cây cam. Việc dùng các loại phân bón đơn, các loại phân hỗn hợp NPK thuộc nhóm ít yếu tố dinh dưỡng (NPK thông thường) đã làm cho đất trồng cam vốn đã thiếu các chất dinh dưỡng trung vi lượng như vôi, magie, kẽm, Bo... lại càng trở nên thiếu trầm trọng. Mặt khác, do có nhu cầu về năng suất cao nên người nông dân đã bón số lượng phân vô cơ quá cao so với năng suất cam cần đạt được (đặc biệt là phân đạm) gây lãng phí, phát sinh nhiều sâu bệnh gây hại, ô nhiễm môi trường, giảm chất lượng quả. Qua kết quả khảo sát các địa phương trồng cam sành trong huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang cho thấy hầu hết các nhà vườn trồng cam sử dụng phân bón đơn kết hợp với một vài loại phân NPK thông thường không có đủ các yếu tố dinh dưỡng trung lượng, vi lượng lại thừa đạm. Điều đó làm cho nhiều vườn cam bộ lá xanh đen, lá mỏng, đậu quả thấp, nhiễm sâu bệnh, năng suất không ổn định, chất lượng quả như màu sắc, độ đường, vị thơm thấp, thời gian bảo quản ngắn, khó tiêu thụ trên thị trường. Như vậy để đảm bảo cho cây cam sinh trưởng phát triển khỏe thì việc lựa chọn loại phân có đầy đủ, cân đối tất cả các yếu tố dinh dưỡng đa lượng (NPK), các yếu tố trung lượng (CaO, MgO, S) và vi lượng (Zn, B, Mn, Cu) cung cấp cho cam là cần thiết. Mục đích nhằm cân bằng lại các yếu tố dinh dưỡng thiếu hụt trong đất đồng thời đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây cam để đạt năng suất và chất lượng cao.
- Chăm sóc vườn cây ăn quả sau mưa lũ (07/12/2020)
- Phú Yên: Vắng thương lái thu mua mai lá, quất tết (03/12/2020)
- Bệnh lem lép hạt giai đoạn lúa trổ quản lý như thế nào? (03/12/2020)
- Trời chuyển lạnh, ngô nếp, ngô ngọt đắt hàng (03/12/2020)
- Tuyên Quang: Trồng rau sạch trái vụ (03/12/2020)
- Để kiểm soát được bệnh trên cây có múi: Cần bàn tay Nhà nước (03/12/2020)
- Để kiểm soát được bệnh trên cây có múi: Phải quản chặt khâu giống (03/12/2020)
- Để kiểm soát được bệnh trên cây có múi (03/12/2020)
- Yên Bái: Thê thảm giá cam (03/12/2020)
- Cam sành Hàm Yên khó tiêu thụ (03/12/2020)