Trên địa bàn tỉnh Nam Định đã triển khai nhiều mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, từng bước tạo dựng được thương hiệu và đem lại hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng.
Tiêu biểu như mô hình trồng rau sạch công nghệ cao của Cty CP Rau quả sạch Ngọc Anh (xã Trực Hùng, huyện Trực Ninh).
Trao đổi với chúng tôi, ông Lâm Văn Lưu, Giám đốc Cty CP rau quả sạch Ngọc Anh cho biết: Cty được thành lập từ tháng 10/2016 trên diện tích 5,5ha với mức đầu tư là 6 tỷ đồng. Trong đó, có 1ha nhà màng được thiết kế theo công nghệ Thái Lan, áp dụng công nghệ tưới phun sương, nhỏ giọt tiết kiệm nước của Israel.
Theo kế hoạch, đến cuối năm 2017, Cty sẽ hoàn thiện 15ha SX rau công nghệ cao bằng các phương pháp thủy canh, hữu cơ trong nhà màng; SX rau sạch, rau hữu cơ ngoài trời theo công nghệ tiên tiến: VietGAP, GlobalGAP, đảm bảo tiêu chí chung là sạch và an toàn phục vụ cho khách hàng.
Dẫn chúng tôi đi tham quan mô hình SX rau sạch của Cty, ông Lưu chỉ tay vào những vựa rau xanh mướt và nói: Cty chúng tôi đang trồng các loại rau sạch như xà lách châu Âu, dưa lưới, cà chua, rau ăn lá, mướp đắng, rau muống… Ngày nào cũng thu hoạch được hơn 8 tạ rau các loại.
Số lượng rau thu hoạch đến đâu, Cty sơ chế và đóng gói đến đó. Hiện tại, Cty chuyên cung cấp rau cho các siêu thị và nhà hàng lớn như: Siêu thị Đức Thành, nhà hàng Thành Nam, nhà hàng Hương Việt (Hà Nội)...
“Nhờ áp dụng quy trình sản xuất nghiêm ngặt, rau sạch của Cty đã vào được các siêu thị, nhà hàng lớn trên Hà Nội. Từ đó, tạo dựng được thương hiệu của Cty tới người tiêu dùng”, ông Lưu nói.
Ông Lưu cũng cho hay, hiện tại rau ăn lá, ăn quả được bán với giá 20 nghìn đồng/kg (đã đóng gói và sơ chế). Xà lách được bán với giá 30 nghìn đồng/kg, cao hơn giá bán bên ngoài 3 - 4 lần.
Theo tính toán của Cty, trung bình mỗi ngày Cty thu về gần 17 triệu đồng từ việc bán rau, củ, quả sạch các loại. “Khoảng hơn 1 tháng nữa, số lượng rau, củ thu hoạch sẽ nhiều lên, ước tính Cty thu về hơn 20 triệu đồng/ngày”, ông Lưu phấn khởi.
Để có được những thành quả trên, Cty luôn thực hiện tốt các quy trình SX rau hữu cơ: Lựa chọn vùng sản xuất; tạo vùng đệm cách ly; làm phân ủ nóng; chuẩn bị đất; trồng và chăm sóc; quản lý dịch hại; thu hoạch và sơ chế; truy xuất nguồn gốc...
Để tạo dựng thương hiệu, hàng tháng Cty thường gửi mẫu lên Hà Nội kiểm tra chất lượng rau.
Thời gian tới, Cty phối hợp với lãnh đạo các cấp trong tỉnh xây dựng một trung tâm giao dịch rau sạch giới thiệu sản phẩm và tại đó, sẽ có một phòng riêng đặt hệ thống máy móc để người dân tự kiểm tra mức độ an toàn của sản phẩm.
“Cty mong muốn dự án sẽ mang lại những tác động xã hội tích cực, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động địa phương, giảm các tác động tiêu cực của hoạt động SX nông nghiệp tới môi trường”, ông Lưu giãi bày.
- Sâu bệnh trên cây thanh long, biện pháp phòng trừ (15/05/2020)
- Lão nông thành công với 'rau vua' (15/05/2020)
- Ổi găng trên đất cao nguyên (15/05/2020)
- Dưa lê thất thu (13/05/2020)
- U60 làm nông nghiệp công nghệ cao (13/05/2020)
- Tâm lý găm hàng khiến giá thịt lợn tăng cao (25/12/2019)
- Bón NPK-S Lâm Thao cho cây bí đỏ (15/11/2019)
- Mắc màn cho cây cam, lợi ích nhiều mặt (14/11/2019)
- Chăm sóc lúa xuân đầu vụ (14/11/2019)
- Giá trị của vỏ cà phê (14/11/2019)