Từ nguồn các giống thanh long nhập nội, PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng và cộng sự Viện Nghiên cứu Rau quả đã chọn lọc thành công giống thanh long ruột đỏ TL5.
Giống đã được Bộ NN-PTNT cộng nhận, cho phép sản xuất thử từ tháng 2/2017.
1. Đặc điểm chính của giống: Cây sinh trưởng, phát triển khoẻ. Cành to màu xanh đậm. Ra hoa tự nhiên tập trung chủ yếu từ tháng 4 - 10. Có 10 - 11 đợt hoa trong năm. Quả dạng thuôn dài. Khối lượng quả trung bình 0,4 - 0,45kg. Thịt quả màu đỏ. Brix đạt 17 - 18 độ. Năng suất tăng theo tuổi cây (năm thứ nhất đạt 3 - 4kg/1 trụ, năm thứ 2 đạt 10 - 12kg/trụ. Từ năm thứ 3 đạt 20 - 30kg/trụ (20 - 30 tấn/ha).
2. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật: Phù hợp trồng ở các địa phương phía Bắc. Mật độ trồng 1.000 - 1.100 trụ/ha (3 x 3m/1 trụ).
Phân bón/1 trụ/1 năm cho cây dưới 3 tuổi là: Bón lót 15 - 20kg phân chuồng (hoặc 2 - 5kg phân hữu cơ vi sinh) và 0,5kg supe lân.
Bón thúc lần 1 (sau trồng 1 tháng) 30g đạm urê, 100g supe lân, 1,3 - 1,5g kaliclorua.
Bón thúc lần 2 và lần 3 (sau trồng 4 tháng và 7 tháng), mỗi lần bón 100g urê, 200g supe lân, 25g kaliclorua, kết hợp các loại phân bón lá có hàm lượng lân, đạm cao.
Với cây trên 3 năm tuổi, mỗi năm bón cho 1 trụ từ 20 - 30kg phân chuồng, 1kg đạm urê, 3 - 3,5kg supe lân, 0,8kg kaliclorua, chia đều phân bón 8 lần trong năm cách nhau 30 - 35 ngày, kết hợp các loại phân qua lá giàu lân, kali và vi lượng bo, kẽm.
- Chú ý: Để cây thanh long lớn nhanh, sớm cho sản lượng quả cao, cần trồng giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Cành giâm giống phải tốt, khoẻ, màu xanh đậm và sạch bệnh. Tuổi cành từ 12 - 24 tháng. Gốc cành đã bắt đầu hoá gỗ. Trong quá trình canh tác cần che đậy giữ cho bộ rễ thanh long không bị nắng nóng và úng ngập. Tỉa hoa, tỉa quả và tỉa bỏ các cành thanh long không thể ra mầm, ra quả. Nên để 3 - 4 quả/1 cành. Trước khi vào mùa đông, cần bón tăng lượng kali, kết hợp tủ gốc giữ ấm, để tăng cường khả năng chịu rét cho cây. Tuyệt đối không được sử dụng phân chuồng hoặc nước phân chuồng tưới bón cho thanh long. Không lạm dụng phân bón hóa học.
Theo dõi phòng trừ kịp thời một số sâu bệnh hại chính như: Kiến lửa, ốc sên, rệp muội, rầy mềm, bồ hóng, đốm nâu, thối cành, nám cành... Dừng bón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật trước thu hoạch quả 7 - 10 ngày.
- Các địa phương đã áp dụng thành công là: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Sơn La, Nghệ An và Hà Tĩnh.
- Khuyến cáo: Nên phát triển trồng thanh long ở những khu vực có điều kiện canh tác khó khăn. Vì đây là cây chịu hạn điển hình, thích hợp trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất đồi, đất xấu, khô cằn, bạc màu, cát mặn. Để dành những chân đất tốt, tưới tiêu thuận lợi, cho các cây trồng khó tính hơn.
- Tiến bộ kỹ thuật nuôi heo (06/04/2016)
- Che phủ nilon bảo vệ rau xanh (29/03/2016)
- VTNA2, giống lúa 'vô nhiễm' với sâu bệnh (21/03/2016)
- Công nghệ sinh thái sản xuất rau màu (21/03/2016)
- Tưới phun tự động cho rau (21/03/2016)
- Cú hích tái cơ cấu nông nghiệp (18/01/2016)
- Quản lý bệnh chổi rồng bằng thuốc sinh học (18/01/2016)
- Hoa lan công nghệ Đài Loan (13/01/2016)
- Đột phá chuyển đổi cây trồng (13/01/2016)
- Thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất hạt giống (04/01/2016)