Sau 5 năm thực hiện chuyển đổi đã góp phần tăng thu nhập của người dân Ninh Thuận qua số liệu thống kê giá trị sản lượng cây trồng qua các năm luôn tăng.
Sở NN-PTNT Ninh Thuận vừa tổ chức hội nghị Chuyên đề chuyển đổi cây trồng giai đoạn 2016-2020, kế hoạch giai đoạn 2021-2025 và hỗ trợ, tạo liên kết bền vững doanh nghiệp với các hộ nông dân thông qua Hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) trong sản xuất, tiêu thụ để phát triển chuỗi giá trị sản phẩm trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông Ninh Thuận, kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng giai đoạn 2016 đến vụ Hè Thu 2020, toàn tỉnh đã chuyển đổi được 7.282/7.192 ha, đạt 101,25% các chỉ tiêu được UBND tỉnh giao: Đất lúa 5.196 ha, đất khác 2.085 ha. Trong đó có 5.762 ha lượt diện tích chuyển đổi luân canh các cây trồng: bắp, đậu xanh, mè, kiệu, dưa, rau màu, khoai mì…; chuyển đổi bền vững các cây trồng: nho, táo, măng tây xanh, bưởi, mít, thanh long, cỏ chăn nuôi… 1.519/2.000 ha, đạt 75,98% kế hoạch tỉnh giao đến năm 2020.
Đặc biệt, việc chuyển đổi góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi tập quán độc canh cây lúa và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, giúp tiết kiệm khoảng 20-30% lượng nước tưới.
Với chuyên đề hỗ trợ, tạo liên kết bền vững giữa doanh nghiệp với các hộ dân thông qua HTX, THT trong việc sản xuất, tiêu thụ để phát triển chuỗi giá trị sản phẩm: Có 38 liên kết, trong đó 18 liên kết theo chuỗi giá trị lúa với quy mô 2.474 ha/5.773 hộ dân, do các HTX kinh doanh dịch vụ nông nghiệp liên kết cung ứng vật tư, tổ chức sản xuất, gắn với tiêu thụ sản phẩm; 7 liên kết tiêu thụ bắp giống với quy mô 570 ha/1.450 hộ; 3 liên kết chuỗi giá trị măng tây xanh với quy mô 55 ha/144 hộ; 4 liên kết chuỗi giá trị Nho với quy mô 63 ha/1.449 hộ;
1 liên kết tiêu thụ sản phẩm kiệu được tư thương ký kết hợp đồng cung ứng giống, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho nông dân huyện Bác Ái; 1 liên kết chuỗi giá trị nha đam do Công ty CP Thực phẩm Cánh Đồng Việt ký kết tiêu thụ sản phẩm trên diện tích 50ha; 1 liên kết tiêu thụ mía đường của Công ty CP Đường Biên Hòa; 1 liên kết tiêu thụ mì của nhà máy tinh bột mì Focovev công suất hoạt động 120 tấn/ngày tiêu thụ toàn bộ diện tích sản xuất mì 4.500 ha của bà con huyện Ninh Sơn, Bác Ái; 1 liên kết tiêu thụ điều của HTX Điều hữu cơ với diện tích 1.155 ha tại huyện Bác Ái, Thuận Bắc và 1 liên kết tiêu thụ ớt của tập đoàn CJ Hàn Quốc, với quy mô 12 ha/34 hộ dân.
Hội nghị cũng được nghe các báo cáo tham luận về kết quả chuyển đổi cây trồng dài ngày (nho, táo, bưởi, da xanh) của Phòng Nông nghiệp huyện Ninh Phước; kết quả chuyển đổi cây trồng ngắn ngày (bắp, đậu xanh, kiệu,..) của Phòng Nông nghiệp huyện Ninh Sơn; kết quả chuyển đổi cây dài ngày nho, măng tây xanh gắn với liên kết tiệu thụ sản phẩm của UBND xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải; kết quả mô hình sản xuất cánh đồng lớn măng tây xanh của HTX Tuấn Tú xã An Hải và HTX Châu Rế, xã Phước Hải.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, ông Nguyễn Văn Đoan, Trưởng Văn phòng Cục Trồng trọt phía Nam đánh giá cao những nỗ lực và kết quả đạt được trong việc chuyển đổi cũng như liên kết tiêu thụ sản phẩm của các ngành, địa phương, các HTX, doanh nghiệp và nông dân tỉnh Ninh Thuận. Thời gian tới, tỉnh cần quan tâm về chuyển đổi phát triển các giống cây trồng mới mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh; phát triển diện tích cây ăn quả có giá trị kinh tế cao; chuyển đổi diện tích trồng cỏ, cây thức ăn phục vụ chăn nuôi để phát triển chăn nuôi gia súc và phát triển diện tích cây rau màu.
Ông Phan Quang Thựu- Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận khẳng định, qua 5 năm thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 11/11/2016 của Tỉnh ủy về tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, gắn với liên kết doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm đã có những điểm sáng đáng cần được nhân rộng và học hỏi làm theo.
"Với những tồn tại, hạn chế qua hội nghị đã đưa ra được các nguyên nhân cụ thể các ngành, địa phương sẽ sớm khắc phục trong kế hoạch đến năm 2025. Thời gian tới, Sở sẽ tham mưu với UBND tỉnh, các tổ chức liên quan sớm ban hành những chính sách mới nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân thực hiện tốt hơn nữa việc chuyển đổi và liên kết tiêu thụ sản phẩm", ông Thựu phát biểu.
- Thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm nhờ trồng đinh lăng 'sạch' (03/07/2017)
- Trồng sầu riêng thu 500 triệu đồng/năm (03/07/2017)
- Kỹ thuật trồng dưa lưới công nghệ cao (03/07/2017)
- Bình Phước sẽ là thủ phủ ca cao (15/05/2017)
- Khoai lang trên đất lúa lãi khá (15/05/2017)
- Rau sạch Thành Nam từng bước tạo dựng được thương hiệu (15/05/2017)
- Hà Tĩnh được mùa bí xanh Tre Việt (15/05/2017)
- Giá đang nhích dần, người trồng chuối Đồng Nai vui trở lại (04/05/2017)
- Đài Thơm 8 'bén duyên' Tây Nguyên (04/05/2017)
- Nức danh bưởi "tứ tuyệt" Tân Triều, đặc sản đất Đồng Nai (21/03/2017)