Thông tin nhập khẩu gia cầm từ
Trung Quốc vào Việt Nam được đăng tải trên website của Cục Thú y thuộc Bộ
NN&PTNT, khi mới đây đã diễn ra hội nghị song phương chính thức lần thứ tư
giữa cơ quan thú y Việt Nam - Trung Quốc.
Gà trong nước đứng trước thách thức cạnh tranh với gà nhập khẩu. Ảnh: H.Phương
Hội nghị song phương này bàn nhiều nội dung, trong đó đáng chú ý là thông tin cuối: “Nhằm mục đích xúc tiến việc thương mại bước đầu một số loại động vật, sản phẩm động vật an toàn của hai nước dựa trên tình hình thực tế; đặc biệt là xuất khẩu thịt gà và gà con một ngày tuổi từ Trung Quốc vào Việt Nam cũng như xuất heo thịt và bò từ Việt Nam sang Trung Quốc”.
Thông tin này làm dấy lên lo ngại rằng thị trường trong nước có thể thành nơi tiêu thụ phế phẩm gia cầm mà các doanh nghiệp, thương lái Trung Quốc nhập từ nhiều nước khác về rồi tuồn sang Việt Nam. Thêm nữa là nguy cơ dịch bệnh sẽ bùng phát, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành chăn nuôi trong nước vốn đang lao đao suốt thời gian qua.
Đó mới là đàm phán song phương giữa Cục Thú y hai nước. Bởi, để đi tới một thỏa thuận về thương mại giữa hai nước còn nhiều thời gian và phải trải qua lộ trình nhiều bước.
Trước thông tin này, không ít chủ trang trại gia cầm trong nước bày tỏ lo lắng. Anh Nguyễn Thanh Hoàn chủ trang trại gà ở Nam Đàn, Nghệ An cho biết: “Chưa nói đến việc phải cạnh tranh với gia cầm Trung Quốc. Điều đáng lo ngại hơn là dịch cúm gia cầm H5N1, H7N9… đưa từ Trung Quốc sang thì ảnh hưởng rất lớn đến người chăn nuôi trong nước. Qua thông tin báo chí được biết, Trung Quốc vẫn chưa kiểm soát được dịch”.
Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho hay trung bình mỗi năm có khoảng 3 triệu tấn sản phẩm gia cầm như chân, cánh, mề… tạm nhập tái xuất vào nước ta để xuất chủ yếu sang Trung Quốc. Thế nhưng không ít trong số đó khi xuất sang Trung Quốc đã bị cơ quan chức năng phát hiện tuồn trở lại Việt Nam tiêu thụ, thậm chí có những lô hàng cách đây hàng chục năm. Khi bị tuồn trở lại Việt Nam thì không kiểm soát được dịch bệnh, chất lượng.
Trước đó, thông qua báo chí, ông Trần Duy Khanh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, nêu quan điểm: “Tôi phản đối việc thúc đẩy nhập khẩu chính ngạch gia cầm và sản phẩm gia cầm từ Trung Quốc trong thời điểm này. Bởi một số đối tượng sẽ lợi dụng chính sách này để hợp pháp hóa sản phẩm gia cầm đông lạnh tạm nhập tái xuất từ Trung Quốc, hoặc hợp pháp hóa sản phẩm tiểu ngạch. Như vậy chẳng khác nào rước họa vào nhà”.
Thông tin Việt Nam sẽ mở cửa cho gia cầm Trung Quốc, cả hiệp hội Chăn nuôi gia cầm, người chăn nuôi và người tiêu dùng đều tỏ ý kiến lo ngại. Thực tế cúm gia cầm vẫn đang diễn biến phức tạp ở Trung Quốc. Bằng chứng là chỉ trong một thời gian ngắn, từ tháng 9-2015 đến tháng 2-2016 đã có 44 ca nhiễm cúm khiến 10 người tử vong. Và trước diễn biến dịch ở bên kia biên giới, Bộ NN&PTNT Việt Nam cũng đã có công điện yêu cầu các tỉnh biên giới phía Bắc kiểm soát chặt việc buôn bán, vận chuyển gia cầm, kể cả gia cầm được biếu, tặng nhằm tránh tình trạng lây lan dịch cúm từ Trung Quốc về nước.
- Kim Long phát động hưởng ứng ngày chạy olympic (27/03/2018)
- TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ (09/03/2018)
- Chỉ thị số 38 Chính phủ VỀ TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN VÀ KHAI THÁC HIỆU QUẢ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐÃ CÓ HIỆU LỰC (05/03/2018)
- Đề án 30 với khẩu hiệu truyền thông "Chung tay cải cách thủ tục hành chính" (05/03/2018)
- Nên thả cá chép thật hay cá chép giấy để tiễn ông Công ông Táo (07/02/2018)
- 9 cách nhận biết thực phẩm kém chất lượng không phải ai cũng biết (07/02/2018)
- Năm 2017: sản xuất CN- TTCN và TMDV trên địa bàn xã tăng, nông nghiệp giảm (02/02/2018)
- Năm 2017, quan tâm phát triển mạng lưới điện nông thôn (02/02/2018)
- Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm (10/01/2018)
- Biện pháp phòng cháy chữa cháy ở nhà, nơi làm việc, nơi sản xuất (10/01/2018)