Vợ chồng chị Vũ Thị Nhài và anh Phạm Văn Cai hiện đang ngụ tại tổ 07- ấp Hải Lâm vừa qua đã đạt thành tích hộ thoát nghèo nhờ mô hình nuôi ếch. Lấy nhau từ năm 1992, cuộc sống gia đình chị gặp khá nhiều khó khăn do hai bên chưa có nghề nghiệp ổn định, là một người nông dân chuyên làm thuê nên cuộc sống chật vật, suốt ngày bươn chãi kiếm sống để nuôi gia đình với 05 mặt con nên anh chị gặp khá nhiều khó khăn, nhưng vẫn cố đi lên bằng chính sức lao động của mình. Khi gia đình anh chị được UBND xã cùng với các ban, ngành đòan thể xét và đưa vào hộ nghèo chuẩn Quốc gia đầu năm 2011, nhờ sự giúp đỡ của địa phương cùng Ngân hàng CSXH huyện đã tạo điều kiện cho gia đình anh chị được vay số tiền là 20.000.000đ với lãi suất thấp để phát triển kinh tế, từ đồng vốn này anh chị đã sử dụng vào việc chăn nuôi ếch thương phẩm. Ban đầu tuy có phần thất bại nhưng nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ các hộ gia đình khác và những kiến thức tập huấn anh chị đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và đã thành công trong những lần nuôi tiếp theo.
Chị Nguyễn Thị Nhài trước các ô nuôi ếch.
Trại ếch nhà chị có tổng diện tích khỏang 400 m2, có khoảng 20 ô nhỏ, diện tích mỗi ô khỏang 9 m2 được xây dựng hệ thống cấp, thoát nước từng ô. Mỗi năm gia đình chị nuôi từ 3-4 lứa ếch thương phẩm lấy thịt và giống, thức ăn chủ yếu là cám công nghiệp hay các phế phẩm từ các cơ sở chế biến, anh chị rất chịu khó trong việc phát hiện và phòng ngừa mầm bệnh cho ếch. Mỗi năm thu hoạch tổng sản lượng khỏang từ 4-5 tấn ếch thương phẩm, vớ giá bán dao động từ 35.000- 70.000đ/kg, trừ các khỏang chi phí anh chị có lãi khỏang 42 triệu đồng. Nhờ tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm nên anh chị đã có thể tự nhân giống để nuôi và bán cho những hộ có yêu cầu tiêu thụ.
Ếch thương phẩm tại các ô chứa.
Bên cạnh nuôi ếch, gia đình anh chị còn tận dụng khỏang sân trước nhà để nuôi gà, vừa cung cấp thực phẩm cho gia đình lại vừa tăng thêm thu nhập. Nhờ những thành quả đó mà gia đình anh chị đã được UBND xã xét thoát nghèo từ 9 tháng đầu năm năm 2011./.