Thực trạng vấn đề trước khi xây dựng mô hình, điển hình “Dân vận khéo...
Xã Phước Hưng là địa bàn có tỷ lệ các hộ chăn nuôi gia súc rất lớn, hiện trên địa bàn xã có 165 hộ chăn nuôi gia súc gồm: nuôi heo 75 hộ; nuôi bò 90 hộ; Qua kiểm tra, hậu kiểm cho thấy các hộ chăn nuôi heo đảm bảo vệ sinh môi trường có 70 hộ chăn nuôi. Trong đó: 43 hộ nuôi heo đã xây hầm Biogas; 18 hộ đã chuyển nghề, nghỉ chăn nuôi; 09 hộ nuôi heo rừng lai. Đạt 93,3% (70/75). Còn lại 05 hộ chăn nuôi chưa đảm bảovệ sinh môi trường chiếm 6,7%. Nguyên nhân chính được xác định gây ô nhiễm môi trường trong ngành chăn nuôi là do các hộ gia đình sử dụng nhiều nước, xả thải nhiều. UBND xã đã phối hợp cùng các ban ngành của xã, ban ấp tiếp tục làm việc các hộ dân có chăn nuôi ký cam kết không để xảy ra tình trạng gây ô nhiễm môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, xã thường xuyên chú trọng công tác kiểm tra, nhắc nhở, xử lý kịp thời những vi phạm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng thức ăn chăn nuôi.
Trước tình hình xây dựng Nông thôn mới với tiêu chí số 17 về môi trường, trên địa bàn ấp Phước Thọ với 926 hộ/4600 khẩu chủ yếu là dân lao động, có 46 hộ trực tiếp chăn nuôi, qua thời kỳ phát triển dân số và nhà ở đến nay trên địa bàn đất chật, việc chăn nuôi không phù hợp với tự nhiên ngây ô nhiễm về môi trường và khí thải mùi hôi thối làm ảnh hưởng các hộ sống sung quanh, gây nhiều bức xúc trong cộng đồng dân cư. Trước sự quan tâm, vận động chuyển đổi ngành nghề, ban ấp đã cho 3 hộ tại tổ 07- Phước Thọ để thí điểm mô hình hình trồng nấm chuyển đổi nghề cho hộ chăn nuôi heo. Bước đầu đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cấp ủy, chi bộ ấp đã có chủ trương, biện pháp thích hợp vận động, qua đó chi bộ có đã có Nghị quyết số 01-NQ/CB ngày 25/01/2019 về chủ trương vận động các hộ trăn nuôi chuyển đổi sang nghề trồng nấm.
Hộ ông Ông Nguyễn Văn Thiên- Tổ 7 ấp Phước Thọ đang chất các phôi nấm lên dây
Kết quả ban đầu....
Qua triển khai, các hộ đều ủng hộ tuy nhiên khó khăn do nguồn kinh phí đầu tư lán trại và phôi giống cao, chưa có kinh nghiệm. Nhưng được sự quan tâm của chi bộ, ban ấp đã hợp đồng kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho các hộ, phối hợp với Kỹ thuật viên (KTV) là ông Nguyễn Xuân Thanh- Công ty TNHH TMDV Tuấn Thanh chuyên ngành cung cấp về nấm tỉnh BRVT để hướng dẫn. Biện pháp và tổ chức thực hiện khá đơn giản như: Chi bộ, ban ấp đã vận động các hộ chăn nuôi chuyển đổi ngành nghề phù hợp với điều kiện sống hiện nay, hiện đã có 03 hộ đăng ký làm điểm, trong đó có 02/03 hộ đã thành công đảm bảo thu nhập hiệu quả hơn chăn nuôi heo (kinh phí để làm lán trại khoảng 200m2, số lượng phôi nấm được trồng 26 thiên/hộ, thời điểm thu hoạch 01 năm/2 vụ, mỗi vụ/04 lần thu hoạch. Trung bình thu hoạch mỗi lần được 80.000.000đ/hộ. Lợi nhuận được tính từ vụ thứ hai, lợi nhuận trung bình khoảng 100.000.000đ trở lên/năm/hộ. Một hộ còn lại đang tiến hành thực hiện.
Các phôi nấm chất đầy và gọn gàng trong khu lán trại.
Tai nấm đã mọc đầy trên các bịch phôi
Qua đánh giá chất lượng hiệu quả: so sánh chất lượng hiệu quả của mô hình thì đảm bảo được vệ sinh môi trường phù hợp với người nông dân nông nghiệp, thời gian của người lao động thoải mái, không lo bệnh dịch, thu nhập cao hơn so với nghề chăn nuôi heo. Chi bộ, ban ấp tiếp tục theo dõi và vận động các hộ chăn nuôi còn lại tại những tổ dân cư khác áp dụng mô hình để phát triển kinh tế và đảm bảo về môi trường. Vừa qua, mô hình đã được tỉnh BRVT công nhận là mô hình “Dân vận khéo” tiêu biểu năm 2019.