THÔNG TIN HỎI ĐÁP

Hình ảnh hoạt động

Website ngành

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 3243995

Đang online: 28

Tin tức - Sự kiện

Công nghệ mới xét nghiệm máu phát hiện sớm đột quỵ
13/01/2016
Từng phút trôi qua thật quý giá khi điều trị đột quị, nhưng các phương pháp chẩn đoán hiện nay đòi hỏi phải mất đến 3 - 4 giờ, với sự cố gắng cao độ của kỹ thuật viên giỏi để dẫn đến kết luận chính xác.

Mới đây, nhóm nhà khoa học của Viện Thú Y Baker (BIAH) - Đại học Cornell (Mỹ) cho biết họ đã phát triển thành công một thiết bị giúp chẩn đoán nhanh chứng đột quị trong vòng chưa đến 10 phút từ một giọt máu trên đầu ngón tay. Công nghệ đầy hứa hẹn này có thể áp dụng để chẩn đoán một số loại bệnh khác nơi con người và động vật – bao gồm choáng não, một số dạng mất trí nhớ và thậm chí một vài ung thư và bệnh tim. Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí PLOS ONE.

 

 

 

Đối với 795.000 người Mỹ bị đột quị mỗi năm, công nghệ test chẩn đoán nhanh là vị cứu tinh được mong chờ nhất. Nhóm nhà khoa học BIAH chỉ sử dụng một giọt máu duy nhất để chẩn đoán đột quị nhanh hơn các xét nghiệm truyền thống chủ yếu dựa vào quét CT, test máu toàn diện và phải mất đến nhiều giờ miệt mài trong phòng thí nghiệm. Đối với chứng đột quị tiêu tốn 34 tỉ USD/năm tại Mỹ, thiết bị mới của BIAH giúp thay đổi cuộc sống con người. Công nghệ của BIAH đáp ứng xu hướng y khoa hiện đại hướng đến những thiết bị có kích thước nhỏ, đơn giản, dễ sử dụng và tốc độ. Roy Cohen, lãnh đạo cuộc nghiên cứu, cho biết: “Ba phần tư số bệnh nhân đột quị do tình trạng thiếu máu cục bộ, tức là mạch máu trong não bộ bị phong tỏa. Trong trường hợp này, thời gian là yếu tố cực kỳ quan trọng song kết quả xét nghiệm chỉ có sau 3 - 4 giờ”.

 

Chứng đột quị nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng đối với những bệnh nhân may mắn sống sót. Về cơ bản, công nghệ của BIAH có thể dò thấy những “dấu ấn sinh học” hiện diện trong máu khi đột quị xảy ra bằng cách gắn chặt các enzyme vào phân tử nano khiến chúng phát sáng. Dấu ấn sinh học là những phân tử thể hiện dữ kiện sinh học, ví dụ như glucose là dấu ấn của bệnh đái tháo đường.

 

Nhóm nhà nghiên cứu BIAH tập trung vào enolase đặc hiệu của tế bào thần kinh (NSE), một dấu ấn sinh học tìm thấy tập trung cao trong máu của bệnh nhân đột quị, đồng thời đo độ sáng mà chúng phát ra để chẩn đoán bệnh. Với sự phát triển vượt bậc của các phương pháp test nhanh bằng cách lấy máu trên đầu ngón tay để chẩn đoán mọi vấn đề y khoa từ HIV đến ung thư, người ta có thể tin tưởng vào công nghệ mới của BIAH. Mặc dù vậy, vẫn có những người nghi ngờ về tính chính xác của phương pháp test chẩn đoán nhanh.

 

Ý tưởng gắn chặt enzyme vào các phần tử nano xuất phát từ sự quan sát enzyme bám vào mũi nhọn đuôi tinh trùng để biến đường thành năng lượng giúp tinh trùng chuyển động – theo Phó Giáo sư Alex Travis, Khoa sinh học sinh sản BIAH và đồng tác giả nghiên cứu. Alex Travis cho biết sắp tới nhóm của ông sẽ hợp tác với một công ty tư nhân để phát triển kỹ thuật chẩn đoán đột quị cho thử nghiệm lâm sàng và cuối cùng là tiến đến sử dụng rộng rãi trong các bệnh viện.

 

Ngoài ra, Phó giáo sư Alex Trvis cũng mong muốn mở rộng kỹ thuật để chẩn đoán nhanh một số bệnh khác. Bởi vì theo ông, hệ thống này có thể được biến đổi để dò tìm nhiều dấn ấn sinh học khác. Roy Cohen cho biết nhóm nhà khoa học BIAH đang sử dụng hệ thống này để chẩn đoán tổn thương não do chấn thương nơi các vận động viên võ thuật phối hợp và các kết quả ban đầu rất hứa hẹn.

 

Nghiên cứu của BIAH nhận được tài trợ đặc biệt từ Quỹ Nghiên cứu Y tế (HRF) Đại học bang New York, Trung tâm Công nghệ Cấp cao (CAT) bang New York và Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH).

Tin khác

xã Tóc Tiên xã Long Tân xã Suối Nghệ xã Phước Long Thọ xã Phước Thuận xã An Ngãi xã Bình Châu Khu dân cư số 1 xã Cù Bị Huyện Xuyên Mộc xã Phước Hội xã Bàu Lâm