Số lượt truy cập: 3236479
Đang online: 65
Đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã xác định loại nhựa đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ. Sau khi làm tan chảy một số vật dụng đựng thức ăn bằng nhựa dưới đèn nhiệt và thử nghiệm bổ sung hóa chất, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy có thể gấp nhựa polystyrene hiệu quả nhất và cần có P polymer (3HB) vì nó phân hủy sinh học. Sau đó, nhóm nghiên cứu đã biến đổi vi khuẩn E. Coli cho ra đời các enzym và protein cần để chế tạo các tấm nhựa. Tiếp theo, họ đã thử gấp tấm nhựa bằng 2 cách. Thứ nhất, các nhà khoa học đã vẽ các vạch tối trên nhựa, khi nhựa được chiếu ánh sáng hồng ngoại, các vạch tối hấp thụ nhiệt dễ hơn và làm tan chảy nhanh khu vực đó. Nhóm nghiên cứu còn đặt các bào tử của loại vi khuẩn Bacillus lên những vị trí mà họ muốn gấp. Các bào tử Bacillus nở ra và co lại theo các mức độ ẩm khác nhau và uốn cong nhựa trong quá trình này.
Trong thử nghiệm ban đầu, các nhà nghiên cứu đã tạo ra những vật dụng đơn giản gồm một chiếc hộp và một cái cốc. Nhưng, họ hy vọng nghiên cứu có thể được áp dụng đa dạng hơn, tạo nên những cấu trúc có thể gấp trên quy mô lớn như gương của kính thiên văn và các tấm pin mặt trời.
Khi bắt tay vào sắp xếp các chuyến bay có người lái trong không gian trong thời gian dài, các nhà khoa học đã nhận ra sự cần thiết của vi khuẩn E. Coli trong việc chế tạo các vật dụng đơn giản và đối với sức khỏe con người (để chế biến thực phẩm và cho quần thể vi sinh vật khác nhau cư trú). Nhưng, các thử nghiệm ban đầu cho thấy vi khuẩn có thể hoạt động trong không gian một cách kỳ lạ. Do rất nhiều người tái sử dụng tài nguyên trong khu vực hữu hạn như một con tàu vũ trụ, nên sự bùng phát của vi khuẩn có thể làm cho phi hành gia bị ốm nặng hoặc thậm chí khiến họ tử vong.
Vì vậy, các nhà khoa học cần nghiên cứu thêm để đảm bảo rằng ngay cả những vi khuẩn hữu ích nhất cũng được nén lại và xử lý tốt trước khi đưa chúng vào không gian.