THÔNG TIN HỎI ĐÁP

Hình ảnh hoạt động

Website ngành

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 2800405

Đang online: 71

Chi tiết hỏi đáp

Lĩnh vực: Trồng trọt
  Hỏi: Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Thiên lý để không bị sâu bệnh?
  Đáp:

Thiên lý là cây ưa ẩm, ưa sáng, sinh sản vô tính và hữu tính. Nhiệt độ tối thiểu là 20 – 350C; chịu rét kém, nhiệt độ không khí dưới 10oC cây sẽ không phát triển. Thiên lý là cây thích vươn lên cao theo chiều thẳng đứng, thích nơi nhiều nắng, gió.

Hoa thiên lý không chỉ làm cảnh mà còn là món ăn ngon của người Việt 

Hoa thiên lý có thể ươm trồng quanh năm nhưng tốt nhất là ươm cây vào tiết Đông chí.

Giống và cách ươm cây:

Chọn dây Thiên lý già, không có bệnh, đường kính tối thiểu 6 – 7mm, nếu được 10mm là tốt nhất. Có thể cắt đoạn dài khoảng 30cm để ươm bầu hoặc cắt đoạn dài 80 – 100cm để khoanh tròn ươm trong chậu hoặc trồng ngay lên hố đã chuẩn bị sẵn.

Sau khi cắt cần chấm tro (hoặc tàn hương) để chống chảy nhựa, mất nước và sát khuẩn rồi mới ươm trồng; để đầu thò lên mặt đất 10cm. Tưới đủ ẩm, chống rét cho cây qua 2 tiết: Tiểu hàn và Đại hàn.

Chọn dây thiên lý già không sâu bệnh để ươm cây mới

Trồng hoa thiên lý trong sân vườn:

Tối thiểu phải xây bồn cao 30cm, trong lòng rộng 30cm, dài 100cm. Đào sâu xuống đất 50cm, bốc đất lên, xếp xuống đáy 1 lớp vỏ Dừa (đã lấy nước uống), cứ 1 lớp xơ Dừa lấp 1 lớp đất 10cm (để dễ thoát nước và tạo phân bón cây sau này) rồi trồng bầu Thiên lý đã phát triển thành cây, lấp đất kín bầu.

Nên làm giàn hơi nghiêng kiểu nhà 2 mái độ dốc khoảng 8 - 100 vừa tránh gió lớn vừa hứng được ánh nắng cả ngày, buộc dây cho Thiên lý leo lên. Khi cây leo lên giàn đã tỏa nhánh thì không cần dây dẫn nữa.

 Làm dàn để dây thiên lý bò lên 

Chăm sóc:

Đảm bảo đủ ẩm, úng phải tiêu nước ngay. Khi dây leo cao được 2m, bộ rễ đã phát triển mới bón thúc bằng nước giải pha loãng 1/20, tưới cách gốc 60cm.

Khi cây nằm trên giàn 50cm mới cho phát triển nhánh, chủ động dẫn nhánh tỏa kín giàn. Tránh để các nhánh quấn quýt vào nhau. 
Thường xuyên tỉa lá già, ủ rồi bón lại cho cây. Từ năm thứ hai trở đi, mỗi năm cắt hết dây nhỏ và lá vào tiết Đông chí để diệt mầm bệnh và chống rét.

 Thường xuyên tưới nước bón phân để cây ra nhiều hoa

Cách trừ sâu bệnh hại:

Rệp là nguy hiểm nhất phải kiểm tra hàng ngày từ lúc bắt đầu có lá, giết ngay bằng tay. Khi có nụ phải kiểm tra xem rệp có chui vào kẽ chùm nụ hay không, nếu có thì dùng tăm nhọn đẩy rệp ra giết.

Nấm đen (họ bạch phấn) như muội nồi nên thường gọi là muội, phát triển trên lá và dây, chỗ có nhiều lớp lá thường có nấm đen. Nó làm cho cây chảy nhựa và suy yếu. Diệt bằng cách không để lá dày nhiều lớp, hái bớt lá non để ăn, lá già để làm phân. Nếu thấy muội đen, hái toàn bộ lá có muội rắc vôi bột vào đem chôn. Pha nước vôi quét vào dây có muội.

Nguồn tư liệu: http://vietq.vn/

Câu hỏi cùng lĩnh vực

xã Tóc Tiên xã Long Tân xã Suối Nghệ xã Phước Long Thọ xã Phước Thuận xã An Ngãi xã Bình Châu Khu dân cư số 1 xã Cù Bị Huyện Xuyên Mộc xã Phước Hội xã Bàu Lâm