THÔNG TIN HỎI ĐÁP

Hình ảnh hoạt động

Website ngành

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 3086480

Đang online: 16

Chi tiết hỏi đáp

Lĩnh vực: Trồng trọt
  Hỏi: Kỹ thuật trồng dưa hấu cho năng suất cao?
  Đáp:

Kỹ thuật trồng cây dưa hấu không phải ai cũng biết, ngoài cách trồng tỉ mỉ ra thì phải chăm chút hết sức kĩ càng. Dưa hấu có nguồn gốc vùng khí hậu nóng, thích khí hậu ấm áp, khô ráo, đầy đủ ánh nắng giúp trổ nhiều bông cái và cho trái chín sớm, năng suất cao.

Trồng bằng bạt nhựa

Đất trồng dưa hấu trước đó phải được luân canh ít nhất là 3 vụ với lúa nước hoặc bắp… (không luân canh với cây họ bầu, bí như: dưa hấu, dưa leo, khổ qua, bí rợ, bí đao…). Trồng trong mùa mưa nên chọn đất cao, thoát nước tốt.

Trồng dưa hấu có trải bạt (plastic): Đất phải cày bừa tơi xốp, bón vôi 100% cả vụ vào 10 ngày trước khi bón lót. Dùng trâu hoặc bò cày một đường cày rải phân lót (100% phân chuồng, 40-50% lượng phân hóa học cho cả vụ) sau đó cày ba đường cày lấp phân ngược chiều nhau, dùng cuốc sửa luống, mương nước cho ngay thẳng.

Thường luống có chiều cao 40 cm, chiều ngang 1 m, đường mương rộng 40 cm. Kế tiếp trải bạt lên mặt luống dùng đất hoặc thẻ tre mỏng dằn bạt cho cố định để phòng gió làm bay rách bạt, dẫn nước vào mương dễ cân mực nước.

Trồng dưa hấu bằng bạt nhựa là phương pháp tốt nhất

Trồng dưa hấu bằng bạt nhựa là phương pháp tốt nhất

Dùng một cây đục lỗ vải bạt đường kính khoảng 7 cm, cán dài 70 cm đục dọc theo mé mương nước theo khoảng cách định trước, chiều cao các lỗ đục bằng nhau. Trồng cây ở vị trí này. Nếu bố trí trồng với khoảng cách hàng đôi cách hàng đôi 4,5 – 5m thì yêu cầu cần khoảng 1 cuộn bạt/1000m2.

Vải bạt (plastic) là một loại nhựa dẻo, mỏng, một mặt có màu đen và mặt bên kia có màu trắng, tráng bạc, có chiều ngang là 0.9 m, chiều dài 400 m cuốn tròn thành một cuộn nặng khoảng 8,5 – 9 kg. Có 2 loại bạt nhựa, bạt nhựa Đài Loan và bạt nhựa Malaysia do công ty Trang Nông phân phối có thể sử dụng 2 vụ trồng.

Lợi ích của việc sử dụng bạt nhựa: Tạo nhiều ánh sáng (mặt tráng bạc phản chiếu ánh sáng mặt trời) giúp cây quang hợp thuận lợi, kích thích cây phát triển mạnh. Hạn chế được côn trùng phá hại như bọ trĩ (Thrips), sâu xanh, sâu đất…

Ngoài ra, việc này sẽ hạn chế được bệnh do tạo được môi trường thông thoáng, sạch sẽ, trong mùa mưa không bị đất cát dính lá làm lây lan mầm nấm bệnh. Hạn chế được cỏ dại, hạn chế được công lao động tưới nước, dễ quản lý đồng ruộng, sử dụng ít công lao động, có thể trồng trên diện tích lớn mà vẫn cho năng suất cao hơn trồng trên đất không có trải bạt.

Ngâm ủ hạt giống

Tùy theo giống, lượng hạt giống cần gieo trồng từ 35-45 gram/1000m2. Ngâm lô hạt trong dung dịch thuốc Benlate C hoặc Funomyl. Pha thuốc trong nước theo tỷ lệ 1/1000, thời gian từ 15-30 phút.

Quy trình ngâm hạt giống

Quy trình ngâm hạt giống

Vớt hạt, rửa sạch ngâm trong nước từ 4 – 5 giờ. Vớt hạt rửa sạch nhớt, để thật ráo nước. Đổ hạt vào khăn ẩm, sạch (đã vắt kiệt nước), gói lại, cho vào bao nylon (polyethylene) cột kín miệng, chống bốc thoát hơi nước.

Ủ hạt ở nhiệt độ thích hợp nhất 300C, nếu mùa lạnh hoặc trời mưa nên cung cấp thêm nhiệt bằng cách đốt đèn. Thời gian bắt đầu nảy mầm là từ 32 – 40 giờ sau khi ngâm hạt giống. Chọn những hạt bắt đầu nẩy mầm đem gieo ngay, những hạt chưa nẩy mầm ủ lại, gieo tiếp ở lần sau.

Gieo hạt

Có 2 cách gieo:

Gieo vào bầu: Làm bầu đơn giản bằng lá chuối hoặc bao nylon có đường kính 4 -5 cm, chiều cao 8 cm. Đất vô bầu được trộn đều giữa: đất mặt – tro trấu – phân chuồng hoai mục – lân (super lân) theo tỷ lệ 3-1-1-0,5% và trộn thêm Furadan hạt, Funomyl hoặc Thane M 80WP để phòng ngừa sâu bệnh hoặc chỉ trộn 1 loại phân vi sinh ra rễ Bảo Đắc.

Đất bầu không để bị nén chặt, úng nước và tránh đặt bầu cây con nơi râm mát làm cây mọc vươn cao và ốm yếu. Vào mùa mưa nên làm mái che cây con để phòng mưa lớn làm hư hại, sau khi mưa nên cuốn mái che ngay để cây con đủ ánh sáng. 

Gieo thẳng: Gieo hạt trực tiếp lên líp trồng có ưu điểm là tiết kiệm công lao động, cây phát triển mạnh hơn trồng bầu cây con. Tuy nhiên, mặt đất nơi gieo cần phải bằng phẳng, tơi xốp và luôn luôn đủ ẩm để hạt mầm dễ phát triển, phòng trừ sâu bệnh tốt để bảo vệ cây con ngoài đồng.

Bón phân

Lượng phân bón nhiều hay ít tuỳ thuộc độ màu mỡ của đất. Đất bạc màu, đất cát cần bón nhiều phân hơn đất thịt và đất sét. Liều lượng phân bón chung: Phân chuồng hoai hoặc phân hữu cơ: 1.000 kg/ha. Vôi bột (quét tường hoặc vôi nung từ vỏ sò): 1.000 kg/ha. Phân bón NPK Đầu Trâu 13-13-13+TE: 1.000-1.200 kg/hab.

Tưới nước

Trồng thông thường có thể dùng phương pháp tưới phun hay tưới thấm tùy điều kiện tưới tiêu từng vùng. Trồng dưa có trải bạt phải áp dụng phương pháp tưới thấm bằng cách bơm hoặc tháo nước vào mương, sau đó rút cạn nước trong mương trong ngày. Lượng nước tưới và số lần tưới tùy theo điều kiện trồng và giai đoạn tăng trưởng của cây.

Dưa hấu cũng như bất cứ loại cây nào khác cũng rất cần chăm sóc, tưới nước, bón phân đầy đủ

Dưa hấu cũng như bất cứ loại cây nào khác cũng rất cần chăm sóc, tưới nước, bón phân đầy đủ

Thụ phấn

Thụ phấn nhân tạo là biện pháp kỹ thuật cần thiết trong sản xuất dưa để dễ chăm sóc, bón thúc nuôi trái, trái lớn đều, chín và thu hoạch cùng lúc. Thụ phấn vào buổi sáng từ 7-9 giờ lúc dây dưa dài khoảng 1,5m và ra hoa rộ (25-30 ngày sau khi trồng). Ngắt hoa đực bất kỳ, hoa vừa nở, to và có nhiều phấn; chấm phấn đều lên hoa cái vừa nở.

Thu hoạch

Ngày thu hoạch tùy thuộc vào đặc tính giống, thời tiết… Thông thường ở miền Nam, khoảng 25-30 ngày sau khi thụ phấn bổ sung là dưa hấu đã chín. Để cho chất lượng trái đảm bảo ngon ngọt, trước khi thu hoạch 7-10 ngày cần phải giảm, cắt nước tùy theo vùng đất. Sau đó cắt, vận chuyển nhẹ nhàng, bảo quản nơi thoáng mát.

 

Nguồn tư liệu: VietQ.vn

Câu hỏi cùng lĩnh vực

xã Tóc Tiên xã Long Tân xã Suối Nghệ xã Phước Long Thọ xã Phước Thuận xã An Ngãi xã Bình Châu Khu dân cư số 1 xã Cù Bị Huyện Xuyên Mộc xã Phước Hội xã Bàu Lâm