THÔNG TIN HỎI ĐÁP

Hình ảnh hoạt động

Website ngành

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 2788513

Đang online: 23

Chi tiết hỏi đáp

Lĩnh vực: Chăn nuôi
  Hỏi: Kỹ thuật nuôi và chăm sóc Ngỗng thịt thơm ngon, lợi nhuận 'khủng'?
  Đáp:

Ngỗng là loại ăn tạp nhưng chủ yếu là cỏ, rau, ít cần đến lương thực vì thế kỹ thuật nuôi cũng tương đối đơn giản. Trong khi đó Ngỗng lại là loài rất nhanh lớn bởi chúng ăn nhiều, thịt ngon, thơm và quan trọng là mang lại hiệu quả kinh tế cao nên được nhiều bà con áp dụng nuôi tại nhà.

Ánh sáng

Ngỗng là loài vật thích chạy ngoài trời có ánh sáng trực tiếp nên cần đảm bảo đủ ánh sáng 24/24 giờ ở những ngày đầu mới nuôi, sau đó là 18 - 20 giờ ở các tuần tiềp theo. Đảm bảo nhiệt độ và các chất độn chuồng luôn khô, sạch.

Kỹ thuật nuôi Ngỗng cũng đơn giản như nuôi gà, vịt. Ảnh minh họa

Kỹ thuật nuôi Ngỗng cũng đơn giản như nuôi gà, vịt. Ảnh minh họa 

Chọn ngỗng con

Chọn Ngỗng phải là những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mắt sáng, chân bước đi vững vàng và đạt khối lượng cơ thể từ 85 đến 100gam/con.

Kỹ thuật nuôi Ngỗng

Trong kỹ thuật nuôi Ngỗng thì chuồng trại lại khá quan trọng bởi đây là loài vật thích chạy nhảy tắm nắng nên không gian phải quây theo kiểu mở. Cụ thể, dù không cần phải cầu kỳ nhưng chuồng trại phải thoáng, có nhiều ánh sáng và khoảng sân rộng. Quây xung quanh bằng dây thép gai vững chắc tránh Ngỗng bay và chạy nhảy ra ngoài.

Vì chúng rất nhanh lớn nên cần sử dụng máng ăn có kích thước 45cm*60cm*2cm dùng cho 25 - 30 ngỗng con. Máng uống cũng phải to để đủ lượng nước cho chúng uống hàng ngày.

Nuôi Ngỗng ở thời kỳ đầu khoảng một tháng tuổi, nếu nhiệt độ thấp Ngỗng không chịu được rét, vì khả năng điều tiết thân nhiệt kém, nên nhốt Ngỗng mới nở trong quây kín bằng cót cao từ 0,8 - 1m, giữ nhiệt độ khoảng 30 - 320C. Nếu nhiệt độ ngoài trời quá thấp, phải thắp bóng điện, trong vòng một tuần lễ đầu. Trong giai đoạn này không nên cho ra ngoài, chỉ cho chúng ăn rau tươi non trộn lẫn với cám ngô, cám gạo. Sau đó mới cho Ngỗng làm quen dần với môi trường xung quanh và chăn thả ở những nơi có nguồn thức ăn như cỏ, rau.

Ngỗng thịt có thể nuôi chăn thả cả một đàn đông, từ vài chục con đến vài trăm con. Lứa tuổi của Ngỗng trong đàn không được chênh lệch nhau nhiều để chúng lớn đều dễ chăm sóc. 

Dinh dưỡng

Con Ngỗng được ví như một cỗ máy xén cỏ, khả năng vặt cỏ của ngỗng tốt hơn bò. Ngỗng có thể vặt tận gốc cây cỏ, cả phần củ rễ. Ngoài thức ăn xanh thì Ngỗng cũng ăn ngô, thóc, cám công nghiệp, gạo, mỳ...Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm vitamin để chúng tăng sức đề kháng.

Kỹ thuật nuôi Ngỗng thịt cần đảm bảo nguồn dinh dưỡng mới cho hiệu quả cao. Ảnh minh họa

Kỹ thuật nuôi Ngỗng thịt cần đảm bảo nguồn dinh dưỡng mới cho hiệu quả cao. Ảnh minh họa 

Vỗ béo Ngỗng

Tuỳ điều kiện từng gia đình nuôi mà có thể xuất chuồng sau 90 ngày, 120 hay 150 ngày tuổi. Để tăng nhanh trọng lượng Ngỗng đồng thời làm tăng chất lượng thịt cho Ngỗng ăn tăng thức ăn tinh, giảm vận động. Thời gian vỗ béo 12-15 ngày trước khi bán, không kéo dài hơn tốn thức ăn mà ít hiệu quả.

Phòng bệnh

Nuôi Ngỗng cũng rất dễ nhiễm bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn,  bệnh phó thương hàn, hay bệnh cắn lông, rỉa lông... Do đó, bạn không nên nuôi lẫn lộn giữa vịt, ngan và ngỗng. Chuồng trại cần làm vệ sinh thật chu đáo, kể cả các dụng cụ ăn uống cần được tẩy uế sát trùng theo định kỳ thời gian, nhất là khi có dịch bệnh xảy ra.

Thu hoạch

Nhìn chung sau khi nuôi 3-4 tháng, Ngỗng thường đạt trọng lượng 4- 4,5kg, những giống Ngỗng ngoại nhập có thể cao hơn, đạt 4,5- 5kg. Nếu Ngỗng được nuôi dưỡng chăm sóc tốt ngay từ đầu thì thời gian có thể rút ngắn không tới 3-4 tháng nuôi.

Nguồn tư liệu: vietq.vn

Câu hỏi cùng lĩnh vực

xã Tóc Tiên xã Long Tân xã Suối Nghệ xã Phước Long Thọ xã Phước Thuận xã An Ngãi xã Bình Châu Khu dân cư số 1 xã Cù Bị Huyện Xuyên Mộc xã Phước Hội xã Bàu Lâm