2. CHỌN GIỐNG
Loài
thích hợp cho trồng lan kinh doanh là Dendrobium, Phalaenopsis, Oncidium,
Vanda, Cattleya… đây là những loài ra hoa khỏe, đẹp và bền cây, cho thu hoạch
liên tục. Nếu trồng lan để chơi, giải trí nên trồng Dendrobium, Vũ nữ, Hồ điệp;
đây là những loài dễ chăm sóc và ra hoa. Có thể nhân giống bằng nuôi cấy mô hay
tách mầm. Điều kiện môi trường nuôi cấy mô phong lan với nhiệt độ 22-27oC,
cường độ ánh sáng thích hợp, pH từ 5-5,7. Khử trùng mô bằng Starner 20 WP cấy
bằng Clorox hoặc Hipocloritcalci, bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng. Có thể
tách mầm từ các chậu lan lớn, mỗi phần để 2-3 nhánh. Dùng dao sắc khử trùng
bằng cồn, vết cắt cần gọn, sau cắt bôi vôi vào vết cắt cho nhanh lành sẹo.
3. CHUẨN BỊ GIÁ THỂ
VÀ CHẬU
Có
thể lấy than gỗ, xơ dừa, vỏ lạc làm giá để trồng lan. Than gỗ nung cần chặt
khúc, kích thước 1 x 2 x 3cm, than phải ngâm, rửa sạch, phơi khô. Xơ dừa xé cho
tơi ngâm khoảng 1 tuần cho bớt tanin và mặn, phơi khô. Mụn dừa cũng cần rửa
sạch phơi khô. Vỏ dừa chặt khúc 1 x 2 x 3 cm xử lý bằng nước vôi 5%. Chậu trồng
bằng nhựa hay đất nung, kích cỡ tuỳ loại và độ tuổi.
4. KỸ THUẬT CHUYỂN
CHẬU
Nếu
dùng lan cấy mô thì khi lan mô đạt khoảng 4cm cần chuyển ra ngoài. Cây mô rửa
sạch để trên miếng lưới hay rổ kê trên chậu nước để giữ mát cho cây con. Giai
đoạn trồng chung trên giàn lấy xơ dừa bó xung quanh cây lan cấy mô, dùng dây
thun cuốn lại rồi đặt lên giàn. Sau khi trồng trên giàn được 6-7 tháng thì
chuyển sang chậu nhỏ. Khoảng 6 tháng thì chuyển sang chậu lớn. Sau mỗi lần
chuyển chậu khoảng một tuần mới được bón phân. Việc thay đổi chậu còn tùy kích
cỡ của cây, mức độ thối, hư mục rêu bám… Nếu trồng lan để chơi, lan lâu ngày ra
hoa ít cần dỡ lan ra khỏi chậu, cắt bớt các rễ già và quá dài, chuyển sang chậu
mới, thay giá thể mới, lan sẽ sinh trưởng tốt và ra hoa trở lại.
5. CHĂM SÓC LAN
Lan
là cây trồng dễ chăm sóc nếu chúng ta đảm bảo được các điều kiện thuận lợi cho
lan phát triển. Các yếu tố quan trọng nhất đối với lan là ánh sáng, nước tưới,
độ ẩm, chậu hay giá thể và dinh dưỡng.
+
Chiếu sáng:
Mật
độ chiếu sáng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh trưởng, phát triển và ra hoa
của lan. Thiếu nắng cây lan vươn cao nhưng nhỏ và ốm yếu, lá màu xanh tối, dễ
bị sâu bệnh tấn công, cây ít nảy chồi, khó ra hoa, hoa nhỏ và ngắn màu sắc
không tươi, hoa nhanh tàn. Thừa nắng lan thấp cây, lá vàng có vết nhăn và khô,
mép lá có xu hướng cụp vào, dễ ra hoa sớm khi cây còn nhỏ nên hoa ngắn, nhỏ,
cây kém phát triển. Nếu nắng gắt quá lá sẽ bị cháy, khô dần rồi chết.
Lan
có yêu cầu khác nhau về mức độ chiếu sáng tùy theo loài lan và tuổi cây. Lan Hồ
điệp (Phalaenopsis) ít chịu nắng nhất, có thể chịu được 30% nắng, lan Cattleya
chịu được 50% nắng, lan Dendrobium hay Vanda lá hẹp chịu được 70% nắng, trong
khi lan Vanda lá dài và Bò cạp chịu được tới 100% nắng. Lan con từ 0-12 tháng
đang trong giai đoạn tăng trưởng thân lá chỉ cần chiếu sáng 50%, lan nhỡ từ
12-18 tháng cần chiếu sáng tới 70% và thời điểm kích thích ra hoa có thể cho
chiếu sáng nhiều hơn, thậm chí bỏ dàn che để chiếu sáng tự nhiên. Hướng chiếu
sáng cũng rất quan trọng đối với lan. Lan đặt ở hướng Đông nhận ánh nắng buổi
sáng sẽ tốt hơn nhiều so với lan đặt ở hướng Tây nhận ánh nắng buổi chiều.
Chính vì vậy nếu trồng lan trên sân thượng hay ban công ở phía Tây lan kém phát
triển và ít hoa. Khi trồng lan cần bố trí hàng theo hướng Bắc– Nam để cây nhận
được ánh sáng phân bố đầy đủ nhất.
+
Phân bón:
Dinh
dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với lan. Khi lan đầy đủ dinh dưỡng cây
tươi tốt, ra nhiều hoa, hoa to đẹp, bền trong khi thiếu dinh dưỡng lan còi cọc,
kém phát triển, không hoặc ít có hoa. Lan cần 13 chất dinh dưỡng khoáng, thuộc
các nhóm đa, trung và vi lượng: Dinh dưỡng đa lượng gồm Đạm (N), Lân (P) và
Kali (K). Dinh dưỡng trung lượng gồm Lưu huỳnh (S), Magiê (Mg) và Canxi (Ca).
Dinh dưỡng vi lượng gồm Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Bo (B),
Molypđen (Mo) và Clo (Cl).
Thiếu
đạm, cây còi cọc, ít ra lá, ra chồi mới, lá dần chuyển vàng theo qui luật lá
già trước, lá non sau, rễ mọc ra nhiều nhưng cằn cỗi, cây khó ra hoa.
Thừa
đạm, thân lá xanh mướt nhưng mềm yếu, dễ đổ ngã và sâu bệnh, đầu rễ chuyển xám
đen, cây khó ra hoa.
Thiếu
lân, cây còi cọc, lá nhỏ, ngắn, chuyển xanh đậm, rễ không trắng sáng mà chuyển
màu xám đen, không ra hoa.
Thừa
lân cây thấp, lá dày, ra hoa sớm nhưng hoa ngắn, nhỏ và xấu, cây mất sức rất nhanh
sau ra hoa và khó phục hồi. Thừa lân thường dẫn đến thiếu Kẽm, Sắt và Mangan.
Thiếu
kali, cây kém phát triển, lá già vàng dần từ hai mép lá và chóp lá sau lan dần
vào trong, lá đôi khi bị xoắn lại, cây mềm yếu dễ bị sâu bệnh tấn công, cây
chậm ra hoa, hoa nhỏ, màu không sắc tươi và dễ bị dập nát.
Thừa
kali, thân lá không mỡ màng, lá nhỏ. Thừa kali dễ dẫn đến thiếu magiê và can
xi.
Thiếu
lưu huỳnh, lá non chuyển vàng nhạt, cây còi cọc, kém phát triển, sinh trưởng
của chồi bị hạn chế, số hoa giảm
Thiếu
magiê, thân lá èo uột, xuất hiện dải màu vàng ở phần thịt của các lá già trong
khi hai bên gân chính vẫn còn xanh do diệp lục tố hình thành không đầy đủ, cây
dễ bị sâu bệnh và khó nở hoa.
Thiếu
canxi, cây kém phát triển, rễ nhỏ và ngắn, thân mềm, lá nhỏ, cây yếu dễ bị đổ
ngã và sâu bệnh tấn công
Thiếu
kẽm, xuất hiện các đốm nhỏ rải rác hay các vệt sọc màu vàng nhạt chủ yếu trên
các lá đã trưởng thành, các lá non trở nên ngắn, hẹp và mọc sít nhau, các đốt
mắt ngọn ngắn lại, cây thấp, rất khó ra hoa.
Thiếu
đồng, xuất hiện các đốm màu vàng và quăn phiến lá, đầu lá chuyển trắng, số hoa
hình thành ít bị hạn chế, cây yếu dễ bị nấm tấn công.
Thiếu
sắt, các lá non chuyển úa vàng sau trở nên trắng nhợt, cây còi cọc, ít hoa và
dễ bị sâu bệnh tấn công.
Thiếu
mangan, úa vàng giữa các gân của lá non, đặc trưng bởi sự xuất hiện các đốm
vàng và hoại tử, các đốm này xuất hiện từ cuống lá non sau lan ra cả lá, cây
còi cọc, chậm phát triển.
Thiếu
bo, lá dày, đôi khi bị cong lên và dòn, cây còi cọc, dễ bị chết khô đỉnh sinh
trưởng, rễ còi cọc số nụ ít, hoa dễ bị bị rụng, không thơm và nhanh tàn.
Thiếu
molypden, xuất hiện đốm vàng ở giữa các gân của những lá dưới, nếu thiếu nặng,
các đốm này lan rộng và khô, mép lá cũng khô dần, cây kém phát triển.
Thiếu
clo, xuất hiện các vệt úa vàng trên các lá trưởng thành sau chuyển màu đồng
thau, cây còi cọc, kém phát triển.
Lan
rất cần phân bón nhưng không chịu được nồng độ dinh dưỡng cao, vì vậy bón phân
cho lan phải thực hiện thường xuyên và tốt nhất là bằng cách phun qua lá. Phân
bón cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với
thành phần và tỷ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây.
Nguyên tắc chung là lan trong thời kỳ sinh trưởng thân lá mạnh cần đạm cao, lân
và kali thấp, trước khi ra hoa cần lân và kali cao, đạm thấp trong khi lan nở
hoa cần kali cao, lân và đạm thấp hơn.
Phân
bón thích hợp cho các thời kỳ này là Đầu Trâu 501, 701 và 901, đây là loại phân
có đầy đủ và cân đối đa, trung, vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng. Nồng
độ và liều lượng phun tùy thuộc tuổi và thời kỳ phát triển như sau:
+
Lan mới trồng 0-6 tháng hoặc lan mới ra chồi non sau cắt hoa: Phun phân bón lá
Đầu Trâu 501 (30-15-10) nồng độ 500 ppm (0,5 g/lít). Giai đoạn trước 3 tháng
phun định kỳ 3 ngày/lần, từ 3-6 tháng định kỳ 7 ngày/lần.
+
Lan mới trồng 6-12 tháng hay lan cũ có chồi mới đang phát triển mạnh: Phun phân
bón lá Đầu Trâu 501 (30-15-10) nồng độ 2.000 ppm (2g/lít), định kỳ 7 ngày/lần.
+
Lan mới trồng 12-18 tháng hay lan cũ có chồi đã thành thục chuẩn bị ra hoa:
Phun phân bón lá Đầu Trâu 701 (10-30-20) nồng độ 3.000 ppm (3g/lít), định kỳ 7
ngày/lần. Giai đoạn này cần giảm nước tưới và bỏ bớt mật độ giàn che để năng
mức độ chiếu sáng nhằm kích thích ra hoa.
+
Khi vòi hoa xuất hiện: Phun phân bón lá Đầu Trâu 901 (15-20-25) nồng độ 2.000
ppm (2g/lít) nhằm thúc hoa nở to, đẹp, giữ hoa lâu tàn.
+
Tưới nước: Lan rất cần nước cho quá trình sinh trưởng phát triển. Nếu thiếu
nước cây sẽ khô héo, giả hành teo lại, lá rụng nhưng không chết, nụ có thể
trước khi nở hoa. Thừa nước, cây dễ bị thối đọt nhất là với các giống lan có lá
đứng mọc sít nhau. Quá nhiều nước rễ có rong rêu và nấm bệnh phát triển mạnh.
Nước tưới cho lan không quá mặn, phèn và clor dưới ngưỡng cho phép, pH 5,6. Chỉ
tưới nước đủ ẩm, nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi
trời đang nắng nóng. Sau những trận mưa bất thường, nhất là mưa đầu mùa cần
tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân lá.
+
Phòng trừ sâu bệnh: Lan là cây cũng dễ bị sâu bệnh, nhất là trong điều kiện
chăm sóc kém, điều kiện môi trường không thuận lợi. Tùy theo từng loại sâu bệnh
mà dùng các loại thuốc thích hợp. Liều lượng và nồng độ phun cần theo đúng
hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Nếu lan bị các loại sâu hại thân lá có thể dùng
các thuốc chứa hoạt chất Fenitrothion, Trichlorfon như Ofatox 400EC, hoạt chất
Cartap như Patox 95SP hay Captafon, Captan hoặc Actara 25WG. Lan bị rệp sáp,
rệp trắng, rầy mềm dùng Supracid 40ED/ND, Suprathion 40EC, Bitox 40EC hay
Ofatox 400EC. Lan bị nấm, vi khuẩn hay virus gây nên tình trạng cháy lá từng
đám, vết cháy lan tròn dần, bệnh thối rễ dùng Zinep, Starner 20 WP hay Benomyl.