Bón thúc: 4 lần bón thúc:
+ Bón thúc lần 1: (10-15 ngày sau khi trồng): 7kg ure + 7kg kali + 5kg NPK. Kết hợp phun phân bón lá HVP 6-6-4 để kích ra rễ và lá phát triển mạnh.
+ Bón thúc lần 2: (22-25 ngày sau khi trồng, lúc hoa đang có nụ): 7kg ure + 7kg kali + 5kg NPK. Kết hợp phun phân bón lá HPV 10-50-10 để cà chua tạo mầm hoa, 7 ngày/ 1 lần.
+ Bón thúc lần 3: (Lúc này hoa đã nở rộ ): 7kg ure + 7kg kali + 5kg NPK.
+ Bón thúc lần 4: (Sau lần thu hoạch trái đầu tiên): 7kg ure + 7kg kali+ 5kg NPK. Sau đó ta lặp lại quy trình từ lần 1 để tận thu cà chua đến cuối vụ.
Cà chua cần được bón thúc nhiều lần kết hợp với tưới nước đầy đủ, nên tập trung vào thời kì cây ra hoa, đậu quả và sau mỗi lần thu hoạch quả. Nếu trời khô thì nên bón thúc với nồng độ phân loãng. Trời râm mát và mưa thì bón thúc phân với nồng độ đậm hơn.
6.Cách chăm sóc cây cà chua:
Nhu cầu nước: Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cây mà cà chua có nhu cầu nước khác nhau. Khi ra hoa, đậu quả là lúc cây cần nhiều nước nhất. Lượng nước tưới cũng tùy thuộc vào lượng phân bón, loại đất và mật độ trồng cây. Khi bón nhiều đạm và mật độ cây dầy cần tưới nhiều nước.
Sau khi trồng phải tưới nước liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng. Cây đã bén rễ thì 2-3 ngày mới phải tưới 1 lần. Cành lá phát triển nhiều thì cần tưới nước nhiều hơn. Thời kỳ cây cà chua ra hoa và lúc quả nhỏ là lúc cây cần nhiều nước nhất nên chú ý cần luôn giữ đất ẩm.
Vun xới: Trước khi cây ra hoa kết quả cần vun xới. Từ khi trồng đến khi cây được 20 ngày cần vun đất 2 lần. lần thứ nhất khi cây được khoảng 10 ngày, lần thức 2 cách lần thứ nhất 1 tuần.
Làm giàn: Được tiến hành sau khi cây ra chùm hoa thứ nhất. Nên tiến hành làm giàn theo kiểu hàng rào. Cắm một cọc thẳng sát gốc của mỗi cây. Cây vươn tới đâu thì buộc thân vào cọc đến đấy. Cọc cao khoảng 1.5m, cắm sâu 20cm. Cần buộc 1 cây nối theo hàng cọc cho giàn được chắc.
Bấm ngọn và tỉa cành: Mục đích để tập trung dinh dưỡng cho cây nuôi quả. Tùy thuộc vào từng giống cây cà chua mà ta có các cách bấm ngọn và tỉa cành khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản ta có 2 cách sau đây.
Đối với giống cà chua ngắn ngày, nên tỉa cành chỉ để lại 1 thân mẹ. Các mầm xuất hiện ở nách lá 3-4cm là vặt đi ngay. Công việc này ta nên làm 4-5 ngày 1 lần. Sau khi trên thân chính đã có chùm hoa như ý muốn thì tiến hành bấm ngọn.
Khi trồng cà chua trên diện tích lớn, ở nơi đất màu mỡ, mưa nhiều, cà chua sinh trưởng khỏe ta áp dụng phương pháp tỉa 2 cành.
Tiến hành bấm cành nhưng vẫn để lại một cành từ thân chính dưới nách cọng lá phía dưới chùm hoa thứ nhất. Tất cả chồi non và cành khỏe sẽ được cắt bỏ. Bấm ngọn khi cây đó ra được 4-5 chùm quả. Tính từ chùm quả cuối cùng lên chừa lại hai lá, phần ngọn phía trên bấm đi.
Tỉa lá già: Vào cuối thời kỳ sinh trưởng của, cây cà chua xuất hiện những lá già, vàng cần phải tỉa bỏ để làm thoáng ruộng cho cây phát triển tốt.
7.Thu hoạch:
Thu hoạch khi cà chua chuyển sang màu vàng hoặc đỏ, chú ý không nên để xây xát, dập nát. Bảo quản nơi thoáng mát.