Hoạt động
này nhằm tăng cường vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền nâng cao nhận
thức cho công chúng về tác hại của việc xâm phạm quyền SHTT, quyền bảo hộ SHTT,
từ đó tự giác không mua hàng giả, hàng nhái.
Ông Lê Ngọc Lâm, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ,
Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên WTO và
đang trong quá trình kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP). Với Hiệp định này thì vai trò của SHTT rất quan trọng và cần thiết trong
quá trình đàm phán.
Thời gian qua, tình hình xâm phạm SHTT, sản xuất,
buôn bán hàng giả ở Việt Nam vẫn diễn ra phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi.
Các hành vi xâm phạm SHTT, sản xuất, buôn bán hàng giả xảy ra trên mọi lĩnh vực
của nền kinh tế, ở cả khu vực sản xuất, chế biến, lưu thông và xuất nhập khẩu,
từ hàng tiêu dùng thông thường đến các hàng hóa có giá trị cao…
Hàng giả, xâm phạm SHTT không chỉ được sản xuất ở
trong nước mà còn được sản xuất ở nước ngoài rồi đưa vào tiêu thụ trong nước bằng
cả đường chính ngạch và tiểu ngạch. Năm 2015, nhiều mặt hàng bị làm giả, gây ảnh
hưởng không nhỏ đến người tiêu dùng như: thuốc tân dược, thực phẩm chức năng,
các mặt hàng lương thực, thực phẩm…
Theo Cục Quản lý thị trường- Bộ Công thương: trong
9 tháng đầu năm 2015 quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, xử lý các vụ vi phạm
về hàng giả, hàng nhái kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là
13.458 vụ, phạt tiền 41,2 tỷ đồng, trị giá hóa vi phạm tịch thu 25,8 tỷ đồng.
Ông Nishiyama Tomohiro, Cố vấn dự án JICA cho biết,
mục tiêu của dự án này nhằm phổ biến rộng rãi quyền SHTT tại Việt Nam. Tuy
nhiên, để người dân hiểu và ý thức được thì cần rất nhiều thời gian. Do đó, báo
chí sẽ là kênh thông tin quan trọng, là cầu nối để chuyển tải nội dung quyền
SHTT đến với người dân.
Để nâng
cao hiệu quả thực thi quyền SHTT cần từng bước nâng cao dân trí, làm cho toàn
dân hiểu được tác hại của việc xâm phạm quyền sở hữu, quyền bảo hộ SHTT, từ đó
hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân, đơn vị, tổ chức mình. Từ đó, người
dân sẽ tự giác không sử dụng hàng giả, hàng vi phạm quyền SHTT, đồng thời tích
cực tham gia cùng lực lượng chức năng phòng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả vi phạm
và tội phạm trong lĩnh vực vi phạm quyền SHTT. Vì vậy, vai trò công tác truyền
thông đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả thực thi quyền SHTT, góp
phần nâng cao ý thức của người tiêu dùng chống lại hàng giả, hàng nhái trên thị
trường.