Theo đại biểu, qua chất vấn tại hội trường thấy
nhiều việc thuộc thuộc trách nhiệm địa phương. Vậy nên làm gì để phân cấp trách
nhiệm của Chính phủ và địa phương để giải quyết vấn đề của địa phương.
rả lời
câu hỏi này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, Quốc hội đã thảo luận
và ban hành một số luật nhưng chưa có hiệu lực ngay như Luật Tổ chức Chính phủ
(sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Do đó, không cần ban hành 1
luật riêng về phân cấp quan hệ giữa Trung ương và địa phương mà quan trọng là
thực hiện tốt các luật trên.
Trong
đó, Luật Tổ chức chính quyền địa phương nêu rõ trách nhiệm Trung ương đến đâu
và địa phương đến đâu. Còn với HĐND các cấp, luật Tổ chức Quốc hội cũng đã phân
cấp cấp, UBTVQH trong hướng dẫn có quy định cần thiết.
“Phân
cấp gì thì phân cấp nhưng trách nhiệm hành pháp tối cao là Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ. Không phải địa phương làm sai mà Chính phủ không phải chịu trách
nhiệm, còn địa phương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng”, Chủ tịch
Quốc hội nhấn mạnh.
Câu hỏi
thứ hai được đại biểu Trần Du Lịch đặt ra liên quan đến lỗi cá nhân, lỗi công
vụ trong xử lý bồi thường oan sai có phân biệt không, hay cứ lấy tiền thuế của
dân bồi thường? Luật có cần bổ sung gì?
Theo
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, luật liên quan bồi thường phân biệt khá rõ
lỗi nào do cá nhân, lỗi nào do cá nhân nhưng cố ý, do trình độ, năng lực.
Trong
đó có phân biệt lỗi nào do công tác từ điều tra tới truy tố, xét xử vì cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có phần việc khác nhau. Toà án xét xử cuối
cùng, thực hiện quyền tư pháp, trong đó có xét xử phân định bồi thường.
“Luật
tổ chức Toà án, VKS và sắp có luật tổ chức các cơ quan điều tra đều nói rõ
trách nhiệm của từng chủ thể. Trong cá nhân có phân biệt do yếu kém hay cố ý,
và cố ý có cả bị xử lý hình sự chứ không chỉ bồi thường. Quốc hội ban hành luật
quy định tương đối đủ, tương đối rõ ràng. Tôi cho rằng chưa cần đề xuất Quốc
hội bổ sung luật này, trong quá trình làm có gì xuất hiện thì chúng ta cùng
nhau nghiên cứu thêm”, Chủ tịch Quốc hội trả lời.
Trước
băn khoăn của đại biểu Trần Du Lịch về quy trình ban hành luật, bởi lâu nay hầu
hết xây dựng luật do Chính phủ đề xuất, có việc nói mãi tại diễn đàn mà Chính
phủ chưa đề xuất như Luật Doanh nghiệp nhỏ và vừa để thúc đẩy sản xuất kinh
doanh.
Khẳng
định trên 90% DN thuộc khối này và việc có luật tác động là cần thiết nhưng
hiện chưa có luật riêng, Chủ theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết,
Quốc hội có nhiều nghị quyết, Chính phủ ban hành nhiều Nghị định thể hiện nhận
thức khối doanh nghiệp này là động lực quan trọng của đất nước. Song về lâu dài
cần bộ luật tốt hơn.
Về quy
trình đề xuất và xây dựng luật, Chủ tịch Quốc hội khẳng định theo luật định,
chủ thể đề xuất rất rộng, bao gồm cả đại biểu Quốc hội và trong quá trình xây
dựng luật có cả lấy ý kiến nhân dân. Chính phủ cũng là một chủ thể có trách
nhiệm nghiên cứu, đề xuất, trình luật để Quốc hội ban hành.
“Chính
phủ là chủ thể quan trọng vì là cơ quan hành pháp. Trong hành pháp thực tiễn
đòi hỏi, người điều hành nắm được thực tiễn, nhu cầu của cuộc sống, nắm được
yêu cầu công tác quản lý để tình Quốc hội ban hành luật pháp, từ đó quản lý Nhà
nước thực hiện nhiệm vụ Quốc hội giao tốt hơn. Đây là chủ thể chính hiện nay”,
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Về cá
nhân đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho biết, chưa có đại biểu đề
xuất sáng kiến luật nào. Quy trình đã có và rất rộng nên về luật pháp không cần
bổ sung gì nữa, vấn đề là tổ chức thực hiện cho tốt.
“Câu
hỏi của đại biểu thể hiện sự lo lắng, muốn làm sao lựa chọn thông qua luật
trọng tâm, trọng điểm là rất tốt. Xin ghi nhận để cùng nhau hợp tác trong quá
trình xây dựng chương trình ban hành văn bản pháp luật, chương trình các kỳ họp
vì đây là vấn đề rất quan trọng”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nói./.