Chim đa đa còn gọi là gà gô, là loài chim thuộc họ Trĩ. Loài chim đa đa phân bố ở Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Myanma, Philippin, Thái Lan. Môi trường sống tự nhiên của chim đa đa là các khu rừng khô cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới và rừng nhiệt đới ẩm thấp nên cũng rất thích hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Do đó từ lâu, kỹ thuật nuôi chim đa đa đã được rất nhiều người chuộng bởi chúng là loài vật quý hiếm rất thân thiết với con người.
Phân biệt chim đa đa trống và mái
Cách phân biệt chim đa đa trống và mái rất đơn giản. Con trống có lông chung quanh cổ và ngực có nền màu đen thẫm, nổi bật trên nền đen là chững hật cườm màu trắng hình bầu dục, con mái màu nền nâu có những vệt trắng mờ.
Cách chọn chim đa đa chuẩn nhất
Để nuôi chim đa đa hót thành công nhất và đảm bảo các yêu cầu của người nuôi thì nên chọn con đực có thân dài, đầu nhỏ, thuôn, hai cánh xệ, đuôi nhỏ hơi cụp, nền lông cổ và ngực đen thẫm, các chấm hạt cườm có hình bầu dục càng nhiều càng tốt, chân màu vàng thẫm, cựa dài khoảng 0,4cm trở lên.
Lồng nuôi chim đa đa
Chim đa đa là chim hoang dã nên chúng rất nhút nhát khi mang về nuôi tại nhà. Vì thế để tạo không gian gần gủi với thiên nhiên cho chim đa đa cần thiết kế chuồng kín trong những ngày đầu và tạo cây xanh xung quanh. Lồng nuôi phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát khi chim đã quen dần với điều kiện nuôi.
Kỹ thuật nuôi chim đa đa
Kỹ thuật nuôi chim đa đa hiệu quả nhất và nhanh thuần nhất là bạn nên nuôi khi chúng còn nhỏ. Lúc này chúng vẫn chưa tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh, còn non nên chúng rất nhát. Do đó bạn không nên cho chim ở nơi đông người cần nhốt thời gian ngắn để chim từ từ quen với bạn và những điều kiện mới.
Khi chim đã lớn hơn, để chim rạn người hơn bạn thường xuyên cho chim đa đa ra phơi nắng và tiếp xúc với những người xung quanh. Mỗi khi tiếp xúc nên gần gũi và dạy cách chim giao tiếp với con người. Đây cũng là cách để chim biết hót nhanh hơn.
Lưu ý, khi thuần dưỡng chim đa đa không được nóng vội, nhất là muốn chim rạn nhanh, hót nhanh sẽ gây phản tác dụng. Nếu bị ép quá chim sẽ đập đầu vào thành lồng, dần dần sẽ yếu và chết.
Dinh dưỡng cho chim đa đa
Do chim rất nhát nên mấy hôm đầu bạn nên chú ý cho chim ăn cám gà, cóng thóc, một cóng nước và vãi một ít mồi như cào cào, dế, sâu quy.. thỉnh thoảng kiểm tra xem chim có ăn không nếu chúng ăn hết thì tốt không hãy dọn sạch thức ăn thừa.
Khi chim sắp gáy bạn cần cho ăn tăng cường nhiều đạm càng tốt như sâu, dế… Phải sang năm thứ 2 chim mới thật sự quen người và mới gáy nhiều. Một khi chim đa đa đã biết gáy rồi thì bạn có muốn nó thôi cũng không được, nó sẽ gáy suốt ngày cứ nghỉ khoảng 30 phut lại gáy một hồi hàng giờ liền.
Phòng bệnh cho chim đa đa
Nuôi chim đa đa cũng thường mắc bệnh như gà là ỉa chảy, cúm, viêm phổi… Nếu thấy chim mệt mỏi không chịu hót nữa cần quan sát và để ý để kịp thời xử lý bằng thuốc kháng sinh theo sự chỉ dẫn. Cũng cần phải tiêm phòng dịch bệnh thường niên, tránh trường hợp lây bệnh chim đa đa sẽ dễ dàng chết.
Trên đây chỉ là những bước hướng dẫn kỹ thuật nuôi chim đa đa cơ bản nhất cho những ai đang muốn quan tâm định nuôi loài chim này. Do đó, để hiểu và nuôi chim đa đa phải nắm rõ được nhiều kiến thức hơn nữa trong cách dạy nuôi loài chim này sao cho đạt được những gì chủ nuôi mong muốn.