Ô nhiễm kim loại nặng (HM) đang lan rộng trên toàn thế giới do sự phát triển các ngành công nghiệp, kim loại nặng không hề bị phân hủy sinh học mà còn ảnh hưởng đến tăng trưởng và sức khỏe của cá. Việc loại bỏ kim loại nặng bởi các chất hấp phụ hiệu quả và có chị phí thấp đang được quan tâm nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu này đã được tiến hành để khảo sát khả năng của rơm, mía, ngô để loại bỏ HM từ nước bị ô nhiễm và làm giảm tích tụ sinh học của chúng trong cá rô phi.
1. Thí nghiệm loại bỏ kim loại nặng trong nước nuôi cá
– Các chất thải nông nghiệp (AW) là rơm lúa, mía và ngô, được rửa nhiều lần bằng nước cất, sấy khô trong lò sấy ở 85oC cho đến khi trọng lượng không đổi và cắt thành miếng nhỏ (<0,5 cm).
– Mỗi loại AW được giữ trong lưới (kích thước lỗ <0,5mm) và ngâm liều lượng 1,0 g/l trong bể có chứa hỗn hợp chì (Pb), cadmium (Cd), đồng (Cu) và kẽm (Zn). Cá rô phi, Oreochromis niloticus (L.) có trọng lượng(25,2 ± 0,88 g) được thả với mật độ 10 con/100 L trong 72 giờ, trong đó cá được cho ăn thức ăn hàm lượng 25% protein và cho ăn hai lần mỗi ngày.
2. Kết quả
– Việc loại bỏ kim loại nặng khỏi nước bị ô nhiễm phụ thuộc vào loại ion kim loại, loại AW, và thời gian tiếp xúc. Tuy nhiên, nồng độ HM trong nước trong bể của tất cả các phương thức xử lý bằng AW giảm đáng kể do tăng thời gian tiếp xúc lên đến 24 giờ, sau đó nồng độ của chúng hầu như giống nhau.
– Nồng độ Pb, Cd, Cu và Zn trong bể chứa chất thải nông nghiệp (AW) thấp hơn đáng kể so với các bể chứa không có AW. Sự có mặt của bất kỳ AW đều làm giảm nồng độ HM đáng kể.
– Trong bể cá không được xử lý AW, cá nhiễm kim loại nặng (HM) khi tiếp xúc cho thấy tích tụ nhiều HM trong cơ thể hơn so với nuôi trong bể chứa AW.
3. Kết luận
Rơm rạ, mía và ngô là chất hiệu quả và rẻ tiền để loại bỏ Pb, Cd, Cu, Zn khỏi nước bị ô nhiễm. Chúng cũng làm giảm tích tụ sinh học của kim loại trong cơ thể cá. Rơm rạ là chất hấp thụ kim loại hiệu quả hơn những loại khác.