2. Đặc điểm cây ớt:
Ớt là cây chịu nhiệt, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là 18-30oC. Nhiệt độ cao trên 32oC và thấp dưới 15oC, cây tăng trưởng kém và hoa dễ rụng. Trong điều kiện ngày ngắn các giống ớt cay phát triển tốt và cho năng suất cao. Ớt chịu đựng được điều kiện che rợp đến 45%, nhưng che rợp nhiều hơn ớt chậm trổ hoa và rụng nụ.
3. Thời vụ:
- Vụ sớm: gieo T8 - T9, trồng T9 - T10 và thu hoạch T12 - T1 đến T4 - T6 năm sau.
- Vụ chính (Đông Xuân): gieo T10 - T11, trồng T11 -T12 và thu hoạch T2- T3 trở đi.
- Vụ mưa (Hè Thu): gieo T4 - T5, trồng T5 - T6 và thu hoạch T8 - T9 trở đi
4. Chọn đất, làm đất và xử lý đất trồng ớt:
- Chọn đất: Chọn đất có tầng canh tác dày, tơi xốp, thành phần cơ giới nhẹ (tốt nhất là đất cát pha, thịt nhẹ), nhiều mùn đất ít chua. Nếu đất chua, pH thấp thì dùng chất điều hòa pH Tiến Nông để khử chua. Lượng bón căn cứ độ chua của đất:
+ pH <4 bón từ 1,0-1,5 tấn/ha
+ pH >4-5 bón từ 0,7-0,9 tấn/ha
+ pH > 5 bón 0,5-0,7 tấn/ha
- Làm đất: Cày bừa kỹ để đất tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại, lên luống cao 25-30cm, rộng 1,0-1,2m, rãnh rộng 30cm. Mỗi luống đánh 2 rãnh trồng, khoảng cách rãnh trồng 70-80cm.
- Xử lý đất: Sau khi lên luống và đánh rãnh trồng sử dụng Chất điều hòa pH đất Tiến Nông dải đều khắp rãnh trồng và tiến hành bón các loại phân bón lót sau đó lấp kín phân bón và tiến hành trồng
5. Gieo trồng ớt:
Khi cây đạt từ 4-5 lá thật (25-30 ngày sau gieo) chọn những cây khỏe mạnh, không bị nhiễm sâu bệnh hại tiến hànhđem trồng. Mật độ từ 1000-1250/500m2.
Lưu ý: Giống ớt cần được kiểm soát chặt chẽ, phải do các công ty, đơn vị sản xuất có uy tín cung cấp và đảm bảo hạt giống có tỷ lệ nảy mầm cao, chất lượng tốt.
6. Phân bón và bón phân cho ớt:
- Ớt là cây có nhu cầu dinh dưỡng cao và cần đầy đủ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng đa lượng (NPK), trung lượng CaO, MgO, S, Si và vi lượng Fe, Zn, Mn, Cu, B. Các nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng của cây ớt cho thấy: để có năng suất quả đạt chất lượng khoảng 20 tấn/ha, cây ớt lấy đi từ đất 70-100 kg N; 35-60 kg P2O5; 90-120 kg K2O; 60-80 kg CaO; 15-20 kg MgO; 2-3 kg S và các yếu tố vi lượng như Zn, Cu, B.
Như vậy khi trồng ớt cần phải lựa chọn những loại phân có đầy đủ thành phần dinh dưỡng đa, trung, vi lượng và phải đảm bảo cân đối về mặt dinh dưỡng thì cây ớt mới sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại và cho năng suất chất lượng quả cao. Căn cứ nhu cầu dinh dưỡng của mỗi giống, điều kiện khí hậu, thời tiết và đất đai của mỗi vùng mà yêu cầu phân bón N,P,K bón cho cây ớt để đảm bảo năng suất ở mỗi vụ trồng/ha là: N (110-130 kg); P2O5 (80-100 kg); K2O (140-160 kg); CaO (60-80 kg); MgO (15-20 kg); S (5-10 kg) cùng các nguyên tố vi lượng B, Mo, Zn, Cu, Fe, Mn từ 0,5-1,0 kg.
Lượng phân bón cho ớt và thời điểm bón quyết định nhiều đến hiệu suất sử dụng do vậy, lượng phân bón mỗi vụ nên chia cho các lần bón như sau: 20-40% lượng N + 60-70% lượng P2O5 + 20-40% lượng K2O dùng bón lót và lượng còn lại chia đều cho các lần bón thúc.
Từ thực tế nhu cầu dinh dưỡng cây hút, khả năng cung cấp của đất và hiệu suất sử dụng của các loại phân bón. Công ty cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông hướng dẫn cho bà con sử dụng kết hợp một số sản phẩm phân bón hỗn hợp NPKSi đáp ứng hoàn toàn đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng co cây. Ngoài các nguyên tố đa lượng Đạm, Lân, Kali đảm bảo còn có yếu tố trung lượng Lưu huỳnh (S), Can xi (Ca), Magie (Mg), Silic(Si), vi lượng Bo (B), Molypden (Mo), Kẽm(Zn), Đồng (Cu), Sắt (Fe) dễ tiêu, mà trong các loại phân đơn không có.
- Bón lót: Để cây phục hồi nhanh, rễ phát triển mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt cần chọn một trong các loại phân có hàm lượng đạm, lân cao để bón lót cho ớt với lượng như: 300-400 kg NPKSi. 16-16-8-1,5 hoặc 500 - 600 kg/ha NPKSi. 5-10-3-3 hoặc Phân khoáng hữu cơ (Organic) từ 500-600 kg/ha.
- Bón thúc: Chia làm 4 thời kỳ (Bón thúc 1sau trồng 15-20 ngày, bón thúc 2: khi cây bắt đầu ra hoa rộ, bón thúc 3 bắt đầu thu quả, bón thúc 4 thu hoạch rộ). Bón phân kết hợp nhặt cỏ dại vun xới lấp kín phân bón (không nên bón phân sát gốc cây, bón cách gốc từ 15-20 cm). Lượng phân sử dụng bón mỗi lần/ha: NPKSi.15-5-20-1 (125 - 150), hoặc NPKSi.16-8-16-1,5 (125 - 150), hoặc NPKSi.15-15-15-1,5 (125 - 150), hoặc NPKSi.12-3-10-2 (125 - 150), hoặc NPKSi.12-5-10-1,5 (125 - 150). Có thể luân phiên các loại phân bón trong quá trình bón thúc.
- Bón bổ sung: Trong quá trinh sinh trưởng, phát triển nếu cây thiếu đạm hoặc kali có thể bổ sung bằng phân siêu đạm, hoặc kali vi lượng bằng cách hòa tưới hoặc bón cùng với phân NPK giai đoạn bón thúc.
*Làm thế nào để lựa chọn lượng phân cần bón một cách phù hợp?
- Để có được mức phân bón phù hợp cho mỗi vùng, mỗi giống cần phải căn cứ vào tiềm năng của giống (dựa vào đặc tính giống do nhà sản xuất giống cung cấp) và tiềm năng của vùng (dựa vào năng suất tối đa đạt được trong vùng).
- Thông thường, so với năng suất tiềm năng của giống những vùng có năng suất thực tế đạt > 70% gọi là vùng thích nghi và <70% gọi là vùng kém thích nghi. Những vùng kém thích nghi lượng phân bón cần phải bón tăng hơn và nên chọn mức khuyến cáo cao.
Lưu ý: 1 hecta (ha) bằng 27,7 sào Bắc bộ (360m2), bằng 20 sào Trung bộ (500m2) và bằng 10 công Nam bộ (1000m2). Căn cứ vào hệ số quy đổi bà con có thể sử dụng đúng lượng phân bón theo đơn vị tính mỗi vùng miền.
7. Chăm sóc ớt:
- Tưới nước: Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón.
Lưu ý: Khi trên ruộng có cây bị bệnh do các tác nhân gây bệnh ở trong đất thì hạn chế phương pháp tưới này mà chuyển sang tưới hốc hoặc tưới phun và giảm tổi đa lượng nước tưới. Trong thời gian cây ra hoa và kết trái cần cung cấp đủ nước để ngăn ngừa rụng hoa rụng trái. Đất quá ẩm hay quá khô hạn đều dễ xảy ra hiện tượng ít hoa, rụng hoa, rụng trái, cây phát triển kém, giảm chất lượng trái và năng suất thấp.
- Tỉa nhánh: Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh phát triển - cho năng suất cao (nên tỉa cành lúc nắng ráo).
- Làm giàn: Giàn được làm bằng cây hay dây ni lông. Giàn giữ cho cây đứng vững, dể thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế trái bị sâu bệnh do đỗ ngã. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây căng dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng. Hoặc mỗi cây ớt cắm một cây cọc, cắm xiên buộc vào thân chính, có thể dùng dây nylon giăng dọc theo hàng để đỡ cành mang trái, hạn chế cành bị gãy khi mang trái nặng.
8. Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, loại bỏ lá già, lá sâu bệnh, phát hiện và phòng trừ kịp thời các loài dịch hại.
9. Thu hoạch ớt: Thu hoạch khi trái bắt đầu chuyển màu, ngắt cả cuống trái để bảo quản được lâu hơn, tránh làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35-40 ngày sau khi nở hoa. Khi cây ớt cho thu hoạch rộ thường 1-2 ngày thu 1 lần. Nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch của cây ớt có thể kéo dài hơn 3 tháng.