Năm 2016, sau khi đi học tập kinh nghiệm chăn nuôi heo rừng lai ở các tỉnh Bình Dương và Đăk Lăk và tự nghiên cứu học tập trên mạng Internet, học trên sách báo và nghe trên đài, đầu năm 2017 anh Lê Văn Lại ở xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương đã thuê hơn 3 sào đất ven sông Đa Nhim ở xã Ka Đô để làm trang trại chăn nuôi heo rừng lai bằng công nghệ sinh học, ngoài khu chuồng trại được thiết kế đảm bảo an toàn anh đã lót chuồng bằng tấm đệm sinh học để xử lý mùi hôi, tạo nguồn phần bón hữu cơ nhằm bảo vệ an toàn về môi trường sinh thái.
Từ 5 con heo nái ban đầu sau khi thấy được hiệu quả của việc chăn nuôi heo rừng lai anh đã mạnh dạn đầu tư vốn để mua thêm con giống, nhờ vậy đến nay trang trại nuôi heo rừng lai của anh Lê Văn Lại đã có 30 con heo nái, 10 con heo nái hậu bị và đàn heo con có trọng lượng từ 7 đến 12 kg gần 50 con, chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay trang trại heo rừng lai của anh đã cung cấp cho thị trường thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh 150 con heo thịt có trọng lượng từ 30 đến 50kg và 200 con heo con có trọng lượng từ 7 đến 12 kg/con thu nhập trên 500 triệu đồng, sau khi đã trừ các khoản chi phí đầu tư như con giống, thức ăn, công lao động,… gia đình anh còn lãi trên 250 triệu đồng, nhờ biết chăm sóc và tiêm phòng vaccin phòng bệnh đầy đủ từ lúc heo mới sinh cho đến khi chuẩn bị xuất chuồng định kỳ theo khuyến cao của ngành thú y do đó đàn heo rừng lai nhà anh Lại phát triển nhanh, mạnh khỏe không xảy ra dịch bệnh, đặc biệt hầu hết nguồn thực phẩm chính cho đàn heo rừng lai là cây chuối, cây cỏ sữa, xác bã đậu nành được ủ men theo công nghệ sinh học và các loại vitamin, do vậy sản phẩm thịt heo rừng lai tại trang trại của anh luôn luôn đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, được thị trường ưa chuộng. Ngoài ra, anh còn dự trữ nguồn nước sạch hàng ngày đảm bảo vệ sinh để cho đàn heo lai rừng tự uống nhằm góp phần ngăn chặn tình hình dịch bệnh có thể xảy ra. Trong khi cả nước đã và đang điêu đứng vì dịch bệnh dịch tả Châu Phi làm thiệt hại hàng trăm tỷ đồng, nhưng trang trại heo rừng lai hàng trăm con của gia đình anh vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Anh Lê Văn Lại chia sẻ: “Từ nay đến Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 trang trại heo rừng lai của anh sẽ xuất chuồng khoảng 250 heo con, bình quân mỗi con giá 1 triệu đồng cho thu nhập 250 triệu đồng đó là chưa kể nguồn thu từ đàn heo thịt và tiền bán nguồn phân bón bình quân mỗi tháng cũng được 3 triệu đồng, đây là khoản tiền để thanh toán tiền điện nước và mua phân bón chăm sóc cho vườn cỏ sữa để làm nguồn thực phẩm cho đàn heo rừng lai vào mùa nắng”. Để có nguồn thu nhập hàng tỷ đồng/năm. Từ mô hình chăn nuôi heo rừng lai theo hướng sinh học của gia đình anh Lê Văn Lại ở huyện Đơn Dương đó là một quá trình đầy gian nan vất vả, bởi anh chị không chỉ siêng năng, cần cù, chịu khó, ham học hỏi mà anh Lại còn có một niềm đam mê thật sự về nghề chăn nuôi heo rừng lai, điều đáng quý ở anh mà ai ai cũng trân trọng, đó là anh không chỉ biết làm giàu cho chính mình mà anh luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về kỹ thuật chăm sóc, cách phòng dịch bệnh cho đàn heo rừng lai cho những ai khi đến trang trại heo rừng lai của anh thăm quan học tập và đây cũng là trang trại chăn nuôi heo rừng lai theo công nghệ sinh học quy mô nhất ở huyện Đơn Dương. Không chỉ là một nông hộ sản xuất chăn nuôi giỏi và niềm hạnh phúc lớn nhất của anh là cả hai người con của gia đình anh đều là học sinh chăm ngoan học giỏi, đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong năm học 2018 - 2019, vợ anh tuy là giáo viên nhưng mỗi ngày cô vẫn dành thời gian để đến trang trại chăm sóc đàn heo rừng lai đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình, bởi lẽ cổ nhân đã dạy “Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”.