Cho trẻ dưới 1 tuổi dùng kháng sinh để trị bệnh nhiễm trùng có thể làm tăng nguy cơ bị dị ứng thực phẩm khi trẻ lớn lên, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tại Học viện Dược khoa Nam Carolina, mới được công bố trên tạp chí Allergy, Asthma & Clinical Immunology.
Nhóm nghiên cứu đã khảo sát việc dùng kháng sinh từ lúc mới sinh đến khi tròn 1 tuổi ở 1.505 trẻ em dị ứng với ít nhất một loại thực phẩm được sinh ra trong khoảng từ năm 2007-2009, đối chiếu với 5.995 trẻ không bị dị ứng thực phẩm. Họ nhận thấy có tổng cộng 9.342 liều kháng sinh được kê toa cho trẻ dùng - hầu hết là penicillin, cephalosporin, macrolide và sulfonamide.
Những phân tích cho thấy nhóm trẻ được cho dùng kháng sinh trong 12 tháng đầu đời có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm cao hơn 1,21 lần so với trẻ không được trị liệu bằng kháng sinh.
Đáng lưu ý hơn, trẻ dùng 3 loại kháng sinh thì nguy cơ nêu trên tăng thêm 1,31 lần, 4 loại kháng sinh thì tăng thêm 1,43 lần và 5 loại hoặc hơn thì tăng thêm 1,64 lần.
Cephalosporin và sulfonamide bị phát hiện liên quan đến nguy cơ dị ứng thực phẩm cao nhất. Nhóm nghiên cứu khuyến cáo thầy thuốc hết sức thận trọng khi kê toa thuốc kháng sinh cho trẻ nhỏ.
Trước đây, đã có nghiên cứu cho thấy dùng kháng sinh sớm làm thay đổi vi khuẩn ở ruột khiến trẻ dễ nhạy cảm với thực phẩm.


- Giai điệu mùa Xuân. (18/01/2020)
- Cẩn trọng phòng ngừa bệnh viêm phổi trẻ em. (04/10/2019)
- Khai thác sự kiện lớn, tạo cú hích cho du lịch. (04/10/2019)
- Ngành thuế sẵn sàng cho việc hợp nhất các đơn vị. (03/10/2019)
- Giữ ổn định lãi suất ngân hàng đến cuối năm. (01/10/2019)
- Xây dựng nền tảng xã hội học tập. (01/10/2019)
- Tổng điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số. (01/10/2019)
- Tuổi trẻ xung kích bảo vệ môi trường. (23/09/2019)
- Đang trong thời điểm rất nhạy cảm của bệnh đau mắt đỏ. (20/09/2019)
- Làng bích họa ở Hà Nội (19/09/2019)