Canh tác cam sành bền vững
20/10/2016

Hiện một số cách được nông dân áp dụng trồng cam sành đem lại hiệu quả cao như chuyển vùng canh tác, chuyển sang trồng đất ruộng hoặc đất mới thì mầm bệnh ít và giảm nguy cơ dịch bệnh tồn dư trong đất cũ.

Th.S Nguyễn Văn Liêm, PGĐ Sở NN-PTNT Vĩnh Long cho biết, để trồng cam hiệu quả, đầu tiên phải đào mương lên liếp đúng kỹ thuật. Bởi cây cam sành có bộ rễ ăn sâu và rộng, tầng đất canh tác mỏng và thấp sẽ không đủ để bộ rễ cây cam hoạt động và sinh trưởng.

Cây cam chỉ sống được một khoảng thời gian nhất định sau đó khi hết đất ăn thì cây sẽ chết. Nếu không có tầng canh tác sâu rộng thì chỉ có thể khai thác được vài ba năm cây sẽ gặp giới hạn là mực nước, rễ sẽ không còn đất để ăn, hoặc có thể bị nước làm ngập úng dẫn đến thối rễ và bị nhiều loại nấm bệnh tấn công.

Kỹ thuật này là tiền đề để cây cam sinh trưởng lâu dài và bền vững. Ngoài ra kỹ thuật chọn giống cũng đặc biệt quan trọng, đối với canh tác cây cam sành nói chung và cây ăn trái nói riêng thì điều quan trọng nhất là chọn nguồn giống sạch bệnh.

TS Võ Hữu Thoại, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam nhận định, thời gian gần đây có một thực tế là bà con nông dân không lên líp lập vườn nữa, mà lấy cây cam luân canh với đất lúa. Cây cam trồng trên vùng đất lúa phát triển rất tốt, cho năng suất cao, nhưng vấn đề cần quan tâm ở đây là mật độ trồng.

Về ưu điểm, chi phí đầu tư thấp, những năm đầu sản lượng trái rất lớn, bán được giá cao và mau thu hồi vốn. Tuy nhiên có một số nhược điểm có thể thấy rõ về mặt môi trường, an toàn phẩm, dịch bệnh, môi trường…

Khi trồng mật độ dày thì việc xử lý phòng ngừa sâu bệnh sẽ khó khăn hơn, khả năng đầu tư vào phân bón của người nông dân không cao, đặc biệt là phân hữu cơ, dẫn đến đất càng ngày càng suy kiệt, tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công.

Mặt khác ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, biện pháp quản lý sâu bệnh gặp khó khăn, phải phun thuốc nhiều để phòng ngừa từ đó dẫn đến tồn dư lượng lớn thuốc BVTV trong trái.

Bên cạnh đó, khi trồng dày cây giao tán với nhau dẫn đến năng suất giảm rất nhanh, do phải cạnh tranh nước, dinh dưỡng, ánh sáng. Ngoài ra, khi nông dân muốn cho trái sớm, trái nhiều, phải ép cây ra trái quá sớm dẫn đến cây mau suy kiệt, sức đề kháng của cây đối với sâu bệnh kém, về lâu dài dịch bệnh sẽ phát triển rất lớn.

Th.S Nguyễn Văn Đém, đại diện Cty Behn Meyer (CHLB Đức) cho biết, trong điều kiện hiện nay nhà vườn trồng cam sành cần tăng cường phân hữu cơ bón 3 - 4 lần/tháng để giúp cho đất trở nên tơi xốp, giữ được chất đệm nằm bên trong đất, từ đó giúp bộ rễ thông thoáng, giữ được oxy và phát triển mạnh.

Cty BM có dòng sản phẩm phân hữu cơ Crowel 3-3-3, 40% lượng hữu cơ, được chiết xuất từ xác bã động thực vật nên rất tốt để giúp cây có múi phát triển. Ngoài ra, một số sản phẩm cung cấp dinh dưỡng cho cây cam trong giai đoạn mang trái, để đảm bảo được chất lượng tốt hơn, giúp cây mau phục hồi nhanh. Đó là sản phẩm phân bón lá Avant Natur, Basforliar K. "Cặp đôi" này giúp cho cây hấp thu dinh dưỡng ngay lập tức, tái tạo lại bộ rễ bị thối, giúp cho cây phát triển mạnh lên.

 

"Trong quá trình làm bông và nuôi trái, nếu sử dụng đạm cao và quản lý nước không phù hợp dẫn đến trái dễ bị rụng. Vì vậy cần sử dụng những sản phẩm NPK một cách hợp lý bằng những thành phần tương đối đồng đều nhau, có thể sử dụng sản phẩm 15-15-15 hoặc 16-16-16 của Đức giúp cây giảm rụng trái", Th.S Nguyễn Văn Đém.

 


Số lượt đọc: 1152 Về trang trước Về đầu trang
Các tin khác