Bị
tai nạn trên đường đi làm, vẫn hưởng chế độ tai nạn lao động
là quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 nhằm
bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong trường hợp không may bị tai nạn, bị
suy giảm khả năng lao động.
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động quy định về các điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động mới nhất 2018 như sau:
- Người lao động bị tai nạn lao động tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; Bị tai nạn trên đường đi làm việc từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn trong các trường hợp nêu trên.
Tóm lại, người lao động bị tai nạn giao thông trên đường đi làm hoặc trên đường đi làm về trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động.
Tuy nhiên quy định này không áp dụng đối với trường hợp tai nạn xảy ra do mâu thuẫn của người lao động và gây tai nạn không liên quan đến việc thực hiện công việc; Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe; Do sử dụng ma túy và các chất gây nghiện khác.
Mức trợ cấp tai nạn lao động
Khi bị tai nạn lao động, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp theo một trong hai hình thức:
a) Trợ cấp một lần: Nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%
Mức trợ cấp trong trường hợp này như sau:
- Suy giảm 5% khả năng lao động thì hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì hưởng thêm 0,5% mức lương cơ sở (Mức lương cơ sở hiện nay là 1,39 triệu đồng/tháng).
- Ngoài ra, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp: Từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước bị tai nạn lao động.
b) Trợ cấp hàng tháng: Nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên
Mức trợ cấp trong trường hợp này như sau:
- Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng 2% mức lương cơ sở.
- Ngoài ra, được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Từ 01 năm trở xuống thì được tính bằng 0,%%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động.
Thủ tục hưởng trợ cấp tai nạn lao động
Người lao động chuẩn bị hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động gồm các giấy tờ sau:
- Sổ bảo hiểm xã hội
- Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu
Người lao động nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- 11 khẩu hiệu tuyên truyền đảm bảo An toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 (04/01/2018)
- Bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2017 và Tết Mậu Tuất 2018 (18/12/2017)
- Tăng cường biện pháp quản lý, bình ổn thị trường giá cả cuối năm 2017 (18/12/2017)
- 10 thực phẩm làm sạch gan một cách tự nhiên (12/12/2017)
- Phòng chống bệnh lở mồm long móng cho vật nuôi (07/11/2017)
- Hộ khẩu với dân số (07/11/2017)
- Muôn hình thủ đoạn của dân buôn thuốc lá lậu “mùa cực điểm” (26/09/2017)
- Làm giàu ở nông thôn: Chỉ trồng 100 cây mít không hạt, thu 1 tỷ/năm (26/09/2017)
- Ảnh hưởng của bão số 6, miền Bắc mưa như trút nước (24/08/2017)
- Giá xăng sẽ tăng lên 25.000 đồng/lít vì thuế? (24/08/2017)