Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
09/12/2019

Hiện thị trường có chủ yếu là tinh bột nghệ vàng và tinh bột nghệ tách tinh dầu. Tuy nhiên, tinh bột nghệ dễ bị vón cục nên dùng sai cách có thể dẫn đến tắc ruột, loét dạ dày và tử vong nếu không phát hiện kịp thời

Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng

Viêm loét dạ dày-tá tràng là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột sẽ bị lộ ra. Vết loét ở tá tràng chiếm 95%, vết loét ở dạ dày chiếm 60%, trong đó vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày chiếm 25% các trường hợp.

Hệ quả của việc uống tinh bột nghệ sai cách

Dù nghệ là gia vị nhưng cũng là một vị thuốc được người dân sử dụng lâu đời và trong thành phần của nghệ cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như protein, chất xơ, niacin, Vitamin C, Vitamin E, Vitamin K, natri, kali, canxi, đồng, sắt, magiê và kẽm.  Hơn thế, nghệ còn chứa rất nhiều các chất như chất chống oxy hóa, kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm, chống ung thư, kháng đột biến và chống viêm....

Nếu sử dụng tinh bột nghệ quá liều lượng làm cho cơ thể dễ bị tiêu chảy, nóng trong người, hay đổ nhiều mồ hôi,…Không bổ sung thêm các vitamin tổng hợp (nhất là có chứa chất piperine) để tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất từ tinh bột nghệ; Không chú ý đến đối tượng sử dụng tinh bột nghệ. Chẳng hạn, phụ nữ đang có kinh nguyệt, đang bị rong kinh hay đang phải dùng thuốc liên quan đến máu, thì không nên dùng tinh bột nghệ. Vì nó sẽ là nguyên nhân gây ra tình trạng máu khó đông do chất acid và nhựa có trong tinh nghệ.

Tinh bột nghệ và tinh chất nghệ

Tinh bột nghệ đơn thuần là củ nghệ được đem nghiền nhỏ tán bột mà tạo thành. Nó chỉ được sử dụng trong làm đẹp và chế biến thực phẩm chứ không được sử dụng trong y học vì tác dụng không nhiều. Chưa kể nếu ăn hay uống tinh bột nghệ mà vẫn còn chứa tinh dầu còn có thể gây ra kích thích dạ dày làm cho tình trạng viêm loét dạ dày trở lên trầm trọng hơn.

Trong khi đó, tinh chất nghệ hay còn có tên khoa học là curcumin lại được sử dụng rất nhiều trong y học nhờ công dụng đẩy lùi bệnh hiệu quả. Tinh chất nghệ có tác dụng kháng viêm, tăng cường miễn dịch, phòng ngừa tế bào gây ung thư. Và đặc biệt có khả năng làm lành nhanh chóng các vết loét trên cơ thể con người. Trong trường hợp bị viêm loét dạ dày người bệnh có thể dùng tinh chất nghệ rất hiệu quả. Theo PGS-TS Phạm Hữu Lý, Phó chủ tịch hội đồng khoa học, Viện Hàn lâm Khoa học – Công nghệ Việt Nam (Viện HLKHCNVN): các kết quả nghiên cứu cho thấy Curcumin hướng đích có khả năng thâm nhập vào tế bào viêm loét theo cả 2 cơ chế hướng đích chủ động và hướng đích bị động và có sinh khả dụng cũng cao hơn nhiều lần so với nano curcumin thường.

Viêm loét dạ dày thực chất là sự kích ứng niêm mạc dạ dày. Khiến cho niêm mạc bị sưng tấy có màu đỏ lâu dần dẫn đến các vết loét hở. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhiễm vi khuẩn HP, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các loại thuốc chống viêm không steroid trong thời gian dài như aspirin và ibuprofen…

Hoạt tính kháng khuẩn của curcumin có tác dụng chống lại được 65 chủng lâm sàng của vi khuẩn H.Pylori (HP) giúp ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn làm giảm tổn thương và nhiễm trùng trên mô dạ dày.

Sử dụng curcumin hướng đích giúp phát huy hiệu quả tối đa hiệu quả của curcumin, giúp việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày được hiệu quả hơn


Số lượt đọc: 1649 Về trang trước Về đầu trang
Các tin khác