Cá chẽm có tên khoa học là Lates calcarifer (Bloch 1790), tên tiếng Anh là seabass, thuộc bộ cá vược. Cá có thể sinh trưởng và phát triển trong môi trường nước ngọt và nước lợ. Từ khi Trường đại học Thủy sản Nha Trang (nay là Đại học Nha Trang) nghiên cứu thành công sinh sản nhân tạo cá chẻm, việc nuôi thương phẩm cá chẻm đã được nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh tiến hành và được xem như là một đối tượng thay thế con tôm sú trên đầm nước lợ.
Đặc điểm hình thái : Thân hình thoi, dẹt bên. Chiều dài thân bằng 2,7 - 3,6 lần chiều cao. Đầu to, mõm nhọn, chiều dài hàm trên kéo dài đến ngang giữa mắt. Hai vây lứng liền nhau, giữa lõm. Vây đuôi tròn lồi. Thân màu xám, bụng trắng bạc. Chiều lớn nhất 47 cm, thông thường 19 - 25 cm.
Cá chẽm (cá vược) là loài cá có giá trị kinh tế cao, thịt ngon và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Cá vược có thể nuôi ở cả môi trường nước mặn và nước lợ.
+ Chuẩn bị ao nuôi
Ao có dạng hình chữ nhật, diện tích từ 2.000m2 đến 2ha, sâu từ 1,2 - 1,5m. Đáy ao bằng phẳng, hơi dốc về cống thoát. Mỗi ao có 2 cống tưới và tiêu riêng biệt, tiện lợi cho việc thay đổi nước. Ao sau khi làm cạn nước, phơi đáy cho khô lớp bùn mặt để loại khí độc, oxy hoá, các khoáng chất và diệt trừ tạp dịch hại cho cá. Tiến hình bón phân hữu cơ ( chủ yếu phân gà ) để tạo thức ăn tự nhiên cho cá rô phi ( đây là nguồn thức ăn sống cho cá vược ), lượng phân gà là 1 tấn/ha ao, đồng thời thả cá rô phi bố mẹ vào ao cho cá đẻ thành cá con.
Mật độ cá thả 500 - 1.000 con/ha với tỉ lệ cá đực cái là 1/3. Khi thấy trong ao xuất hiện cá rô phi con thì thả cá vược vào nuôi. Nếu nuôi bằng thức ăn nhân tạo thě không cần phải bón phân để tạo thức ăn.
+ Thả cá giống
Cá giống dùng để nuôi thương phẩm trong ao phải là cá lớn, đồng cỡ ( vì cá vược là loại cá ăn thịt, rất phàm ăn, phân đàn nhanh, dễ ăn thịt cắn xé lẫn nhau ). Vì vậy phải chuẩn bị ao ương cá bột và cá hương.
Ao có diện tích khoảng 500 - 2.000m2, sâu 0,5 - 0,8m, có 2 cống cấp và thoát nước. Trước mỗi cửa cống phải có lưới chắn mắt dày 1mm để lọc sinh vật. Ao được tẩy dọn diệt tạp sau đó thả artmia làm thức ăn cho cá con với lượng 1kg trứng/ha ao. Sau 10 ngày thả cá con vào ao ương : cỡ cá 1 - 2,5cm/con thả mật độ 25 - 50 con/m2, nuôi 40 - 45 ngày cá đạt cỡ 5 - 10cm/con thì thu hoạch và đem nuôi thành cá thịt.
Nếu cá giống mua từ nơi khác về, trước khi thả xuống ao phải thả nổi túi chứa cá giống xuống ao để một lúc cho cân bằng nhiệt độ nước ao nuôi và túi, sau đó mở dần miệng túi cho nước ao tràn vào từ từ và thả cá ra ao. Mật độ thả từ 3.000 - 4.000 con/ha. Nên tiến hành thả cá giống vào buổi sáng ( 6 - 8 giờ ) và buổi tối ( 20 - 22 giờ ).
+ Quản lý và chăm sóc
Với cá cần quản lý điều tiết nước vì chế độ cho cá ăn.
- Nếu dùng cá sống ( rô phi ) phải duy trì thức ăn tự nhiên trong ao, phải thực hiện định kỳ 3 ngày thay nước một lần, mỗi lần 50% khối lượng nước trong ao.
- Đối với ao důng thức ăn nhân tạo nuôi cá, những thức ăn thừa sẽ dễ gây ô nhiễm môi trường, vě vậy phải thay nước hŕng ngày, mỗi lần thay 30% khối lượng nước trong ao.
- Cá vược thích ăn mối sống vŕ không ăn thức ăn chìm nên khi dùng thức ăn nhân tạo cần luyện cho cá có phản xạ đến ăn bằng cách cho ăn đúng giờ, đúng địa điểm cố định. Trước khi cho cá ăn důng tiếng động để gọi cá tập trung vŕ thả thức ăn từ từ để cá có đủ thời gian đớp mồi.
Nếu nuôi thâm canh trong ao nước lợ, năng suất thu hoạch có thể đạt 5 - 6 tấn/ha/vụ (6 tháng).
Cá chẽm đã làm sạch và đem chế biến.
Lẩu cá chẽm tứ xuyên.
Sưu tầm từ http://nonghoc.com/show-article/32256/nuoi-ca-chem-thuong-pham.aspx