X.KỸ THUẬT TẠO CHÚA VÀ CHIA ĐÀN
1. Tạo chúa: Khi đàn ong xung mãn, Khi
nguồn phấn, mật dồi dào hoặc ong chúa đã già thì đàn ong có khuynh hướng tạo
những nụ để nuôi chúa mới để thay thế hoặc chia bay. Đây là đặc điểm sinh học
nhằm bảo vệ nòi giống, luôn có ong chúa dự trữ trong đàn.
Có hai phương pháp tạo chúa nhân tạo:
a. Phương pháp đàn không chúa:
Chọn một đàn ong từ 6 --> 7 cầu tiêu chuẩn, bỏ bớt đi cầu trứng và
trùng nhỏ, con chúa có thể nhốt lại hoặc đem đi chổ khác. Sau đó đưa vào giữa
tổ 1 khung có gắn 2 thang nụ chúa có khoảng 20 --> 25 nụ chúa.
- Ngày thứ nhất: Dùng kim di trùng đưa vào mỗi nụ chúa 1 con
ấu trùng từ 1 một đến 2 ngày tuổi.
- Ngày thứ hai: Lấy thang chúa này ra gắp bỏ các con ấu trùng đã
đưa vào hôm trước. Lấy tăm chấm vào sữa trong nụ và bôi vào các nụ ong không
tiếp thu. Sau đó dùng kim di trùng đưa vào mỗi ấu chúa một con ấu trùng một
ngày tuổi (càng nhỏ càng tốt). Dĩ nhiều các con ấu trùng này được lấy ở đàn ong
giống tốt nhất (nay là phương pháp di kép).
- Bốn ngày sau, đàn ong bắt đầu vít nắp các nụ chúa này.
- Ngày thứ sáu, ta sẽ đưa vào một đàn ong không có chúa để bảo ôn
các nụ này.
b. Phương pháp đàn có chúa:
Chọn đàn ong có 8 hoặc 9 cầu quân thật đông (có thể quân bu cả trên nắp). Dùng
một ván ngắn đặt vào giữa 4 cầu nhộng, như vậy 2 cầu nhộng và cầu mật sẽ ở bên ngoài
và ở đây không có ong chúa, bên kia ong chúa vẫn đẻ bình thường. Đưa khung tạo
chúa vào giữa hai cầu nhộng và làm công việc như ở phương pháp đàn không chúa.
2. Chia đàn: Những đàn từ 7 cầu đông
quân trở lên đều có thể chia đàn.
- Lấy 2 cầu nhộng và 1 cầu mật cả quân (9 --> 12, 18 --> 21) đưa vào một
thùng không đặt ở chổ thoáng đường bay. Chọn đàn ong đang ra đời có nhiều ong
non giũ hết số quân này vào thùng mới (đã có 2 cầu nhộng và một cầu mật). Đóng
cửa để nhốt ong lại. Khoảng 5 giờ chiều mở cửa cho số quân già bay về và lấy nụ
chúa ở ngày tạo chúa thứ 11 (phương pháp di kép) hoặc ngày thứ 10 nếu di đơn
(di một cầu). Cắt rời các nụ này khỏi thang nụ chúa (phải làm nhẹ nhàng và
trong thao tác luôn luôn để đầu nụ chúa trúc xuống). Sau đó gắn vào phần trên
của cầu nhộng. Tối đó cứ tiếp tục đóng cửa đến 5 giờ chiều hôm sau mới mở của
(chắn cửa nhỏ lại, chỉ để khoảng 2cm cho ong ra vào nhằm chống bị cướp mật).
XI. KINH NGHIỆM NUÔI ONG MẬT ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
1.Dụng cụ nuôi ong và lấy mật
Thùng nuôi ong: Trước đây, ong được nuôi trong đõ. Đõ ong
là khúc thân cây rỗng có đục lỗ cửa cho ong ra vào, trong đõ đặt các bánh tổ,
trên đõ có nắp đậy. Hiện nay theo phương pháp nuôi ong mới, ong được nuôi trong
các thùng gỗ có sơn các màu xanh, vàng hay trắng vừa để chống ẩm, vừa để ong dễ
nhận biết tổ.
Thùng quay mật: Dùng để quay lấy mật ong. Thùng quay mật
thiết kế hình trụ, làm bằng thép không gỉ, bên trong thiết kế bộ phận đặt cầu
bánh tổ ong, bộ phận quay ly tâm. Khi quay, mật ong từ các cầu văng ra ngoài,
bắn lên thành thùng và được thu lại ở dưới đáy thùng.
Đặt thùng ong ở chỗ cao ráo có bóng mát, cửa tổ của thùng
quay về hướng nam để tránh ánh nắng, tránh rét. Thùng đặt cách mặt đất 30cm,
các thùng cách nhau 3-4m. Mỗi thùng đặt 7 -10 cầu ong là vừa.
2.Chăm sóc đàn ong
Thức ăn chính của ong là mật và phấn hoa tự nhiên, do đó
phải đặt thùng ong ở nơi có nguồn hoa phong phú. Vào thời gian địa phương thiếu
nguồn hoa tự nhiên hay những ngày thời tiết không thuận lợi, ong không thể rời
tổ tìm thức ăn được thì phải cho ong ăn nước đường có bổ sung via- min. Cần che
chắn cẩn thận không để mưa gió táp vào thùng ong.
3.Thay bánh tổ ong mới
Qua nhiều thế hệ ấu trùng nên các bánh tổ cũ bị đen bẩn
do tích chứa phân, ong chúa không thích đẻ vào tổ cũ như vậy, ta cần thay bánh
tổ mới. Hiện nay các cơ quan chuyên môn nuôi ong đã nghiên cứu chế tạo được các
cầu ong in sẵn chân nền bằng sáp khử trùng đúng tiêu chuẩn để đặt vào thùng cho
đàn ong xây tổ mới nhanh chóng. Ong chúa rất thích đẻ trứng vào bánh tổ ong mới
này làm hệ số nhân của đàn tăng nhanh hơn.
4.Hiện tượng sẻ đàn tự nhiên và cách xử lý
Khi ong chúa đẻ mạnh, số lượng ong trong đàn đông đúc,
nguồn thức ăn bên ngoài dồi dào, mật và phấn hoa tích trữ trong các tổ dư thừa,
đàn ong sẽ xây mũ chúa mới và sẻ đàn tự nhiên, người nuôi ong sẽ có thêm một
đàn ong mới. Song nhiều khi nguồn thức ăn thiếu, tổ ong nóng bức, ong chúa đẻ
kém, trứng nở nhiều ong đực mà đàn ong cũng tạo mũ chúa mới để sớm sẻ đàn. Lúc
này tuy được thêm đàn mới song cả hai đàn cũ và mới đều thiếu sinh lực,
chóng suy tàn, khả năng tạo mật ong kém, gây thiệt hại cho người nuôi. Trong
trường hợp này cần cho đàn ong xây thêm cầu mới để ong chúa có nơi đẻ trứng, tổ
không chật chội; cắt bỏ bớt lỗ tổ ong đực ở các góc bánh tổ; thay thế ong chúa,
bổ sung nguồn thức ăn cho đàn ong và tiến hành chống nóng, chống rét cho tổ
ong.
5.Tạo ong chúa và nhân đàn
Người nuôi ong cần luôn kiểm tra để duy trì con ong chúa
tốt cho mỗi đàn. Khi ong chúa già cần được thay thế bằng cách kích thích để đàn
ong tự tạo ong chúa mới hoặc đưa mũ ong chúa tốt từ đàn ong khác sang. Ong chúa
tốt có thân hình lớn, đẻ đều, đẻ nhiều trứng hàng ngày, tỷ lệ trứng thụ tinh
cao. Khi đàn ong đã phát triển đông đúc, chủ động tạo thêm mũ chúa để đàn ong
sớm sẻ thành 2 đàn một cách tự nhiên.
Sưu tầm
từ http://www.2lua.vn/article/ky-thuat-nuoi-ong-kinh-nghiem-quy-2378.html