Tổng số lượng truy cập
437733
Số người online
139
Thông tin nhiệm vụ
Tên nhiệm vụ Nghiên cứu và xây dựng kế hoạch ứng cứu sự cố bức xạ trên địa bàn tỉnh BR-VT.
Cấp quản lý Cấp tỉnh
Tổ chức chủ trì Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân
Chủ nhiệm nhiệm vụ TS. Đặng Đức Nhận
Tham gia chính - ThS. Trần Ngọc Toàn
- ThS. Nguyễn Hữu Quyết
- KS. Hồ Quang Tuấn
- CN. Trần Thanh Hà
- CN. Đinh Thị Bích Liễu
- CN. Nguyễn Thị Thái
- KS. Hà Lan Anh
- KS. Vũ Văn Cẩm
- CN. Lê Ngọc Thiệm
- KS. Phạm Đức Dục
- CN. Phạm Thị Thuỳ Vân
- KTV. Phạm Quốc Kỷ
Mục tiêu nhiệm vụ
Lĩnh vực Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
Kinh phí thực hiện 566.610.000 đồng
Kết quả thực hiện (tóm tắt)

Kết quả điều tra tình hình sử dụng, quản lý nguồn phóng xạ và thiết bị phát bức xạ ion hóa (máy X-quang chẩn đoán thông thường) của 9 cơ sở bức xạ công nghiệp chính và 23 cơ sở X-quang Ị chẩn đoán bệnh trên đỉa bàn tỉnh BR-VT cho thấy:

1. 9 cơ sở bức xạ công nghiệp đang sở hữu 353 nguồn phỏng xạ, trong đò có 107 ngun Cs-137,22 nguồn Ir-192, 75 ngun nơtron dạng Am/Be có hoạt độ cao dùng trong karota giếng khoan thăm dò dầu-khí và xạ hình công nghiệp, còn lại là 149 nguồn có hoạt độ thấp dùng để chuẩn máy. 60% số nguồn có hoạt độ cao đang sử dụng tại các giàn khoan ngoài khơi, 40% số nguồn còn lại đang lưu giữ và bo quản tại kho nguồn của Xí nghiệp Địa Vật lý giếng khoan (63 đường 30/4 TP. Vũng Tàu). Các nguồn được lưu giữ và bảo quản tốt không có rò r phóng xạ. Kho bảo quản nguồn được thiết kế an toán, chỉ thiếu phương tiện phòng-chữa cháy. Nguồn Ir-192 dùng trong xạ hình công nghiệp được giữ trong buồng bảo vệ an toàn, nhưng các máy bảo quản chung trong một hm thiếu phương tiện phòng-chữa cháy.                       

2. 23 cơ sở bức xạ y tế có 33 máy X-quang các loại, trong đó máy X-quang thông thường; 26 chiếc, CT-scanner: 2 chiếc, chụp răng: 2 chiếc, tng sáng truyền hình 2 chiếc, 1 chiếc chụp vú và 01 chiếc thăm khám nhi. Các thiết bị X-quang đều được hiệu chnh định kỳ và Giấy phép hoạt động vẫn còn giá trị. Phòng đặt máy an toàn bức xạ.

3. Số nhân viên bức xạ đang làm việc tại các cơ sở công nghiệp và y tế là 401 người, trong đó 145 người có trình độ đại học và 256 người được đào tạo từ các trường dy ngh. Nhân viên bức xạ đều được cập nhật kiến thức an toàn bức xạ, Chứng chỉ đào tạo ATBX của tất cả các nhân viên đều còn hạn.

4. Tất cả nhân viên bức xạ đều được dịch vụ liều kế cá nhân. Mức liều nhận được hàng năm thấp hơn Giới hạn liều, thậm chí thấp hơn Giới hạn liều cho dân chúng (<1 mSv/năm) theo TCVN 6866: 2001.

Hầu hết các cơ sở bức xạ công nghiệp đã xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố cho riêng mình và cũng đã có những cuộc diễn tập, đặc biệt là các cơ sở xạ hình công nghiệp. Tuy nhiên, còn nhiu cơ sở bức xạ công nghiệp khác chưa có Kế hoạch. Bản Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ của tỉnh BR-VT, một trong các sản phẩm của đề tài đã được xây dựng và nếu được y ban nhân dân tinh phê duyệt, sẽ quy định:

1. Thành lập Ban chỉ đạo ứng phó sự cố bức xạ (ƯPSC BX) đo một lãnh đạo của UB làm Trưởng ban. Phó trưởng ban thường trực là Giám đốc Sở KH&CN. Các thành viên bao gồm Văn phòng UB, Lãnh đạo Sở Công an, Lãnh đạo Sở Tài nguyên và môi trường, Lãnh đạo Sở Công thương, Lãnh đạo Sở Tài chính, Lãnh đạo Bộ chi huy quân sự tỉnh, Lãnh đạo Tổng công ty Vietsovpetro.

2. Nhiệm vụ và cơ chế phối hợp công tác giữa các Cơ quan và các thành viên của Ban cũng như Lãnh đạo địa phương nơi xảy ra sự cố trong khắc phục sự cố nếu xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Đề tài đã xây dựng hai kịch bản ƯPSC đối với trường hợp nguồn phóng xạ Ir-192 rơi ra trên công trường và nguồn Cs-137 tìm thấy trong đống phế liệu ve-chai. Kịch bản thứ nhất nhằm mục đích để tự Cơ sở bức xạ tổ chức ƯPSC. Kịch bản thứ hai có mục đích để các ngành chức năng phối hợp ƯPSC. Tham gia diễn tập các kịch bản gồm đại diện Sở Công an, Sở Y tế, Sở Khoa học Công nghệ, Lãnh đạo Phường (Nguyễn An Ninh) và 8 cơ sở bức xạ công nghiệp trên địa bàn TP. Vũng Tàu.

Thời gian thực hiện 12 tháng, từ tháng 5/2009 đến tháng 4/2010
Tài liệu đính kèm
Số lượt đọc: 457 Lượt tải file: 0 Về trang trước Về đầu trang