Tổng số lượng truy cập
417169
Số người online
41
Thông tin nhiệm vụ
Tên nhiệm vụ Thử nghiệm mô hình nuôi cua đồng thương phẩm trong ao đất và ruộng lúa tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Cấp quản lý Cấp tỉnh
Tổ chức chủ trì Hội Nông dân tỉnh
Chủ nhiệm nhiệm vụ Nguyễn Thị Dáng
Tham gia chính Đặng Văn Tài
Phạm Thị Thu Trang
Đoàn Văn Nam
Lê Huy Vũ
Phạm Văn Xum
Võ Thanh Dương
Nguyễn Văn Hùng
Nguyễn Thái Bình
Mục tiêu nhiệm vụ
Lĩnh vực Khoa học Nông nghiệp
Kinh phí thực hiện 279.111.000 đồng
Kết quả thực hiện (tóm tắt)
a. Về xây dựng và thực hiện mô hình: 
Dự án đã xây dụng được 2 mô hình nuôi cua trong ao đất và ruộng lúa, thực hiện tại 5 điểm trên 3 xã của huyện Đất Đỏ. Các mô hình đã được 5 hộ dân thực hiện nghiêm túc, theo đúng Quy trình kỹ thuật được hướng dẫn. Kết quả thực hiện mô hình tại các hộ đã đạt được yêu cầu đặt ra khi xây dựng dự án:
- Tạo cơ sở thực tế chứng minh việc nuôi cua đồng trong ao đất và ruộng lúa rất phù hợp với điều kiện tự nhiên-xã hội của tỉnh BR-VT.
- Giúp hoàn chỉnh Quy trình kỹ thuật nuôi cua đồng phù hợp với điều kiện của tỉnh để có thể phổ biến cho nông dân trong tỉnh áp dụng.
- Tạo được điểm tham quan học tập cho những hộ nông dân khác trong tỉnh muốn áp dụng mô hình nuôi cua đồng.
- Sản xuất được 3.226 kg cua đồng thương phẩm đem lại thu nhập cao hơn thu nhập từ trồng lúa và nuôi cá cho hộ tham gia dự án.
b. Về hoàn chỉnh Quy trình nuôi cua phù hợp với tỉnh BR-VT
Từ thực tế quá trình theo dõi và kết quả thực hiện mô hình tại các hộ nông dân, Ban Quản lý Dự án thấy về cơ bản, quy trình công nghệ xây dựng ban đầu là phù hợp. Tuy nhiên cần có một số điều chỉnh, bổ sung như sau:
* Về phương thức nuôi: Có thể có thể nuôi luân canh với 01 vụ cá trong ao đất và 01 vụ lúa trong ruộng lúa. Tuy nhiên, tốt nhất là nuôi cua đồng chuyên canh trong những diện tích vốn là ruộng trồng lúa hoặc ao đất nuôi cá kém hiệu quả. Lượng nước trong các mương đào xen trong ruộng không lớn, vì vậy ruộng nuôi có thể không có hệ thống kênh mương cấp nước, nước cấp vào ruộng bằng giếng bơm vẫn có thể tiến hành nuôi cua. Tuy nhiên, khi sử dụng nước giếng bơm cần kiểm tra các yếu tố như độ pH, KH đảm bảo phù hợp để cua phát triển.
* Về thời vụ nuôi: Tại tỉnh BR-VT, có thể nuôi cua đồng quanh năm, tuy nhiên thời vụ nuôi thuận lợi nhất là có thời điểm thả giống trong mùa mưa và thu hoạch cua vào khoảng đầu đến giữa mùa khô.
* Về nguồn giống: Hiện tại có thể tận dụng nguồn con giống trong thiên nhiên tại địa phương. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất thì cần có những nghiên cứu tiếp nhằm giúp các hộ nuôi chủ động tạo được nguồn giống tại chỗ.
* Về thiết kế ao, ruộng nuôi: 
- Diện tích mỗi ao, ruộng nuôi nên rộng từ 1000 - 2000 m2  để dễ chăm sóc, kiểm tra.
- Nên xây một lớp gạch dưới chân hàng rào quanh ruộng và ao nuôi, cắm sẵn hàng cọc đỡ hàng rào bằng thanh sắt 8 hoặc đổ cọc bê tông để dễ xây dựng bờ rào và bảo vệ phần chân của tấm tôn làm hàng rào, tăng thời gian sử dụng hàng rào.
- Trong thực tế tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi trong ao đất khá lớn, khoảng 30%, cao hơn 10% so với mô hình nuôi ruộng và so với dự tính ban đầu. Vì vậy đối với mô hình nuôi trong ao đất cần đặc biệt lưu ý các biện pháp tạo chỗ trú ẩn cho cua như tạo thêm bờ đất phụ, chất nhiều cành, gốc cây và thả lục bình, bèo hoặc bè rau muống đạt khoảng 1/2 - 2/3 diện tích mặt nước.
* Về giống thả và kỹ thuật thả giống (nếu là nguồn giống tự nhiên): 
- Nên mua giống ngay tại địa phương để tránh làm giảm sức sống của cua  trong quá trình vận chuyển.
- Nên thả cua ở ven bờ để cua tự bò xuống ao, ruộng nuôi. Cần theo dõi để đánh giá tỷ lệ cua giống chết trong 2 - 3 ngày đầu để bổ sung lượng giống cho đủ mật độ thả 12 con/m2.
Thời gian thực hiện Từ tháng 08/2011 đến tháng 08/2012
Tài liệu đính kèm download
Số lượt đọc: 783 Lượt tải file: 0 Về trang trước Về đầu trang