Tổng số lượng truy cập
437617
Số người online
23
Thông tin nhiệm vụ
Tên nhiệm vụ Tuyến chọn giống và xây dựng qui trình kỹ thuật trồng lúa Nanh Chồn đặc sản của tỉnh BRVT
Cấp quản lý Cấp tỉnh
Tổ chức chủ trì Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam
Chủ nhiệm nhiệm vụ TS. Đào Minh Sô
Tham gia chính ThS. Trần Anh Vũ
ThS. Võ Ngọc Vũ
KS. Nguyễn Hướng
ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền
CN. Ngô Thị Bích
Mục tiêu nhiệm vụ

a) Mục tiêu tổng quát

- Cụ thể hóa chủ trương phục hồi sản xuất giống lúa đặc sản Nanh Chồn của Tỉnh;

- Phát huy nguồn tài nguyên cổ truyền để nâng cao lợi ích kinh tế và kiến thức bản địa

cho người dân trồng lúa.

b) Mục tiêu cụ thể

- Xác định 1-2 dòng giống lúa NC ưu tú với chất lượng tốt, mùi thơm đặc trưng, năng

suất chấp nhận được (≥ 4 t/ha) và thích ứng phát triển ở tỉnh BRVT;

- Xác định một số yếu tố chính (mùa vụ, gieo cấy, tồn trữ) ảnh hưởng đến chất lượng

và năng suất lúa NC;

- Bước đầu xây dựng qui trình kỹ thuật trồng lúa NC đặc sản tại tỉnh BRVT.

Lĩnh vực Khoa học Nông nghiệp
Kinh phí thực hiện 707.210.000 VNĐ
Kết quả thực hiện (tóm tắt)

Đề tài thực hiện 4 nội dung/nhóm công việc sau: (1) Khảo sát hiện trạng tiểu vùng canh tác lúa huyện Đất Đỏ, nơi xuất xứ của giống lúa Nanh Chồn (NC); (2) Khảo nghiệm tính thích ứng của 7 dòng giống lúa NC triển vọng; (3) Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác và tồn trữ đến năng suất và chất lượng lúa đặc sản NC; và (4) Xây dựng mô hình sản xuất lúa NC.

Kết quả thực hiện đề tài như sau: (1) Cập nhật được thông tin sản xuất lúa, tình hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trên cây lúa và điều kiện tự nhiên xã hội nơi xuất xứ giống lúa NC thuận lợi cho việc phục hồi sản xuất giống; (2) Các dòng lúa NC có dạng hình và đặc tính sinh trưởng tương tự nhau, thuộc nhóm lúa “mùa lỡ”, thi gian sinh trưởng từ 146-150 ngày, cao cây (143-151 cm) và yếu rạ; Chống chịu bệnh đạo ôn và cháy bìa lá tốt nhưng dễ nhiễm rầy nâu; Năng suất bình quân các dòng triển vọng từ 3,6-3,9 t/ha, các điểm thuận lợi đạt 4,0-4,5 t/ha; Dạng hạt thon dài và có đuôi, kích thước hạt gạo nhỏ, tỷ lệ xay xát cao (> 55%), hàm lượng amylose trung bình thấp (21- 22%), các dòng triển vọng có chiều dài dạng gel 55-60 mm, cơm mềm và nở-xốp; Mùi thơm ổn định cấp 3 với hàm lượng chất thơm (2AP) từ 2,60-2,96 µg/kg (ngưỡng phát hiện 0,8 µg/kg). Trong số 7 dòng lúa NC thí nghiệm thì dòng NC2 là ưu tú nhất về năng suất và chất lượng, có tính ổn định và thích nghi rộng, chất lượng gạo và mùi thơm cũng luôn ổn định ở mức cao hơn các dòng lúa còn lại; (3) Thời điểm gieo cấy khác nhau có thể tạo ra những sai khác về sinh trưởng,năng suất và chất lượng lúa NC. Gieo cây trễ (15/9-30/9) gây ức chế sinh trưởng lúa (giảm TGST, chiều cao, chiều dài bông), từ đó giảm năng suất và chất lượng. Gieo cấy lúa NC từ nửa đến cuối tháng 8 dương lịch là thích hợp nhất về năng suất và chất lượng, cũng như điều kiện chăm sóc và thuận lợi cho việc bán sản phẩm do thu hoạch trước tết 3-4 tuần. Việc áp dụng biện pháp gieo sạ (gieo mầm) thay thế cho biện pháp gieo cấy, lúa NC cổ truyền vẫn có thể đạt năng suất cao (≥ 4 t/ha). Thời điểm gieo sạ thích hợp cho lúa NC là trong tháng 8 với lượng hạt giống gieo hợp lý là 40 kg/ha. Tồn trữ càng lâu thì hàm lượng amylose của gạo NC càng tăng trong khi tỷ lệ gạo nguyên và mùi thơm giảm dần. Để duy trì chất lượng và giá trị kinh tế của lúa NC, thời gian tồn trữ hợp lý không quá 7 tháng ở điều kiện nhiệt độ phòng (điều kiện nông hộ) và không quá 9 tháng ở điều kiện 20°C; với nhiệt độ bảo quản là 10°c thì lúa NC vẫn giữ được phẩm chất tốt sau 9 tháng thu hoạch; (4) Mô hình sản xuất lúa NC được xây dựng trên diện tích 1,74 ha với 9 nông hộ/3 xã (Phước Hội, Láng Dài và Long Tân) tham gia, năng suất từ 3,13-3,95 t/ha, bình quân đạt 3,50 t/ha. Mô hình lúa NC làm tăng lợi nhuận 1,82 lần và giảm 28% chi phí sản xuất, trong đó chi phí vật tư giảm 44%, so vi trồng lúa ngắn ngày trong vụ Thu Đông (vụ Mùa). Xét bối cảnh cơ cấu lúa 2 vụ trên đất nước trời, lợi nhuận của cấu nghiên cứu (Hè Thu-NC) so với cơ cấu hiện hữu (Hè Thu- Thu Đông/lúa ngắn ngày) tăng 1,44 lần và giảm 15% chi phí sản xuất, trong đó chi phí vật tư giảm 22%.

Thời gian thực hiện 24 tháng (10/2012 - 10/2014)
Tài liệu đính kèm download
Số lượt đọc: 438 Lượt tải file: 0 Về trang trước Về đầu trang