1. Đối với BNTHA:
1.1. Kết quả chung:
* Đặc điểm của bệnh nhân:
- Sự
phân bố bệnh nhân theo giới tính, nhóm tuổi, thẻ BHYT, phân độ THA khá tương
đồng giữa 2 xã (bảng 3.1, 3.2, 3.6, 3.7).
- Về trị số huyết áp, BNTHA ở xã Hòa
Hưng có huyết áp tâm thu (HATT) cao hơn xã Bông Trang, huyết áp tâm trương (HATTr)
tương đương (bảng 3.5).
* Áp dụng phác đồ điều trị: trong giai
đoạn 1, các bệnh nhân được tư vấn về thay đổi lối sống lành mạnh và sử dụng
thuốc hạ huyết áp theo phân tuyến điều trị và danh mục thuốc thiết yếu dùng cho
tuyến cơ sở (bảng 3.13). Sang giai đoạn 2, đã có sự điều chỉnh thuốc cho những
bệnh nhân chưa đạt HAMT, trong đó, 14 bệnh nhân THA độ 2 và 3 điều trị tại TYT
xã Hòa Hưng được sử dụng Coveram từ nguồn thuốc hỗ trợ (bảng 3.19).
* Tuân thủ điều trị:
Trong giai đoạn 1, tỉ lệ bệnh nhân
khám định kỳ đầy đủ tương đương nhau ở cả các TYT xã và TTYT huyện, đạt tỉ lệ
85,5% số BNTHA được quản lý-điều trị (bảng 3.14).
Sang giai đoạn 2, tỉ lệ bệnh nhân khám
định kỳ đầy đủ giảm xuống còn 74,5%, tỉ lệ bệnh nhân khám định kỳ không đầy đủ
tại TYT xã Bông Trang tăng lên (bảng 3.20). Điều này có thể do không còn thuốc
hỗ trợ đối với bệnh nhân không có thẻ BHYT và hoạt động vãng gia của NVYT ấp
không thường xuyên nên bệnh nhân ít được nhắc nhở khám định kỳ (bảng 3.50).
Ngoài ra, số bệnh nhân bỏ trị tại TTYT huyện tăng lên (bảng 3.20) và tất cả
bệnh nhân này đều thuộc xã Bông Trang chuyển tuyến. Nguyên nhân cũng do bệnh
nhân ít được nhắc nhở khám định kỳ.
Sau 12 tháng thực hiện quản lý-điều
trị, tỉ lệ BNTHA tuân thủ điều trị tốt tại TYT xã Hòa Hưng đạt 76,1%, TYT xã
Bông Trang đạt 59,4%.
Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên
cứu của Nguyễn Lân Việt và cộng sự tại xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, Hà Nội năm
2005-2006, sau 12 tháng can thiệp bằng biện pháp tư vấn và điều trị bằng thuốc
hạ huyết áp tại xã, có khoảng 77% bệnh nhân tuân thủ điều trị [5].
* Đạt HAMT:
- Giai
đoạn 1: tỉ lệ đạt HAMT trong số BNTHA tuân thủ điều trị tốt đã tăng
lên 47% (bảng 3.16) so với trước khi tiến hành quản lý-điều trị (23%).
- Giai đoạn 2: tỉ lệ đạt HAMT
trong số BNTHA tuân thủ điều trị tốt đã tăng lên 68% (bảng 3.22). Trong
đó, xã Hòa Hưng đạt tỉ lệ 81,9%, xã Bông Trang đạt tỉ lệ 49,2%.
Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên
cứu của Nguyễn Lân Việt và cộng sự tại xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, Hà Nội năm
2005-2006, sau 12 tháng điều trị, có 82,7% bệnh nhân có HA trở về bình thường [5].
Đánh
giá chung: sau 12 tháng thực hiện các giải pháp can thiệp, đã đạt được mục tiêu
đề ra với BNTHA được quản lý-điều trị đạt 74,6% (mục tiêu là ≥ 50%), tỉ lệ bệnh
nhân đạt HAMT là 68,1% (mục tiêu là ≥ 45%). Các chỉ số này đều cao hơn so với
trước can thiệp (lần lượt là 43,9%; 23%).
Về trị
số huyết áp, sau 12 tháng, HATT trung bình của BNTHA là 129,9 ± 11,7 mmHg (giảm
19,6 mmHg so với trước can thiệp), HATTr trung bình là 79,3 ± 7,2 mmHg (giảm
9,2 mmHg so với trước can thiệp).
Các chỉ số trên cho thấy các hoạt động quản lý-điều trị
BNTHA tại y tế cơ sở đã mang lại hiệu quả.
Tuy
nhiên, số bệnh nhân bỏ trị chiếm 23%, nguyên nhân có khoảng 1/3 số bệnh nhân
này chuyển nơi ở và đi làm xa, 2/3 do lớn tuổi, khó khăn về tài chính và không
thuận tiện khi đi khám bệnh tại TTYT huyện. Điều này cần được xem xét thêm trong
việc hỗ trợ bệnh nhân tham gia BHYT và chọn nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu
thích hợp cho người cao tuổi có thẻ BHYT.
1.2. So sánh
kết quả giữa 2 xã:
* Quản lý-điều trị:
- Trước can thiệp: xã Hòa Hưng có 184
BNTHA, trong đó có 48,9% bệnh nhân có thẻ BHYT, xã Bông Trang là 190 BNTHA, 52,6%
bệnh nhân có thẻ BHYT, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,472).
-
Sau can thiệp: số bệnh nhân được quản lý-điều trị giảm do một số bệnh nhân được
chuyển tuyến trên và một số bỏ trị, bệnh nhân có thẻ BHYT tăng lên. Xã Hòa Hưng
quản lý-điều trị 105 bệnh nhân, 53,6% bệnh nhân có thẻ BHYT, xã Bông Trang quản
lý-điều trị 128 bệnh nhân, bệnh nhân có thẻ BHYT là 57,7%, tuy nhiên sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,335).
*
Tuân thủ điều trị:
- Trước can thiệp: tỉ lệ bệnh nhân
tuân thủ điều trị tốt tại 2 TYT xã đều rất thấp và không có sự khác biệt về tỉ
lệ giữa 2 xã.
- Sau can thiệp: tỉ lệ bệnh nhân tuân
thủ điều trị tốt tại TYT xã Hòa Hưng là 76,1%, cao hơn xã Bông trang (60,5%) có
ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Sự khác biệt này có thể do BNTHA tại xã Hòa
Hưng gặp thuận lợi hơn khi được sinh hoạt câu lạc bộ và các bệnh nhân không có
thẻ BHYT được hỗ trợ 50% tiền thuốc điều trị.
* Đạt HAMT:
- Trước can thiệp: tỉ lệ bệnh nhân đạt
HAMT khi điều trị tại TYT xã Bông trang là 42,1%, cao hơn xã Hòa Hưng (25%)
nhưng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
- Sau can thiệp: tỉ lệ bệnh nhân đạt
HAMT ở xã Hòa Hưng (81,9%) cao hơn xã Bông Trang (49,2%) có ý nghĩa
thống kê. Nguyên nhân của sự khác biệt chủ yếu là do bệnh nhân ở xã Hòa Hưng tuân thủ điều trị tốt
hơn, còn xét về khía cạnh sử dụng thuốc điều trị, tuy tỉ lệ các nhóm thuốc được
sử dụng có khác nhau, nhưng không có ý nghĩa thống kê với p = 0,463 (bảng
3.25).
* Trị số huyết
áp: sự khác biệt về trị số
huyết áp trung bình trước và sau can thiệp giữa 2 xã không có ý nghĩa
thống kê (bảng 3.33).
* Bỏ
điều trị: sự khác biệt giữa 2 xã có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
-
Bệnh nhân có thẻ BHYT: xã Bông Trang có 53%, cao hơn xã Hòa Hưng (25%). Nguyên
nhân do các bệnh nhân lớn tuổi có nới đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại TTYT
huyện ngại đi khám định kỳ tại tuyến huyện.
- Bệnh nhân không có thẻ BHYT: xã Hòa
Hưng có 75%, cao hơn xã Bông Trang (47%). Nguyên nhân do một số bệnh nhân
chuyển nơi ở, đi làm xa.
2. Đối với
NVYT:
2.1. NVYT
xã:
Sau khi được tập huấn củng cố kiến
thức, kỹ năng thực hành và được giám sát trong quá trình thực hiện
các hoạt động can thiệp, đã có sự tiến bộ rõ rệt về năng lực quản
lý-điều trị của NVYT xã.
* Về kiến
thức chẩn đoán, điều trị THA: tỉ lệ có kiến thức đúng về các nội dung:
định nghĩa THA, phân độ THA, mục tiêu điều trị và sử dụng thuốc đều
tăng lên 100% ở mỗi xã (bảng 3.36, 3.37, 3.38).
* Về thực hành chẩn đoán, điều trị THA: tỉ
lệ thực hành đúng đều tăng lên, tại xã Hòa Hưng, tỉ lệ thực hành đo
HA và kê đơn điều trị đúng tăng lên 80%, tư vấn lối sống đúng tăng lên
100% (bảng 3.39), xã Bông Trang, tỉ lệ thực hành đo huyết áp và tư
vấn lối sống đúng tăng lên 100%, kê đơn điều trị đúng tăng lên 80% (bảng
3.40). Tuy nhiên sự khác biệt giữa 2 xã không có ý nghĩa thống kê (bảng
3.41).
* Về quản lý bệnh nhân: NVYT 2 xã thực
hiện khá tốt việc ghi chép, cập nhật thông tin liên quan của bệnh nhân và sự
khác biệt về tỉ lệ ghi chép sổ sách, cập nhật phần mềm không có ý nghĩa thống
kê (bảng 3.42).
2.2. NVYT ấp:
Kiến thức và
thực hành truyền thông-giáo dục sức khỏe về phòng chống THA và tham
gia quản lý-điều trị của NVYT ấp cũng được cải thiện rõ rệt sau can
thiệp có ý nghĩa thống kê.
* Kiến thức về phòng chống THA: 100%
NVYT ấp đã có kiến thức đúng về định nghĩa THA và mục tiêu điều
trị, 87,5% có kiến thức đúng về lối sống lành mạnh ở cả 2 xã
(bảng 3.45, 3.46). Điều này giúp họ tự tin hơn trong công tác truyền
thông-giáo dục sức khỏe đối với BNTHA.
* Thực hành truyền thông phòng chống THA:
trong hoạt động truyền thông, 100% NVYT ấp thuộc xã Hòa Hưng đã thực
hiện tốt kỹ năng nói, 87,5% thực hiện tốt kỹ năng sử dụng tài liệu
(tờ rơi), còn tại xã Bông Trang, 87,5% NVYT ấp đã thực hiện tốt kỹ
năng nói và sử dụng tài liệu tờ rơi (bảng 3.48, 3.49). Tuy nhiên, qua
so sánh với phép kiểm Fisher's exact, không có sự khác biệt về tỉ lệ
nói trên giữa 2 xã (bảng 3.50).
* Về tham gia quản lý-điều trị: hoạt
động quản lý BNTHA của NVYT ấp thuộc 2 xã đã mang lại hiệu quả tốt
(bảng 3.51).
- Tỉ
lệ BNTHA được NVYT ấp thuộc xã Hòa Hưng tiếp xúc để nhắc nhở và tư
vấn cao hơn xã Bông Trang, từ đó, tỉ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị
tốt tại xã Hòa Hưng cũng cao hơn xã Bông Trang (p < 0,05). Sự khác
biệt này có thể được giải thích bởi NVYT ấp thuộc xã Hòa Hưng được
tham gia sinh hoạt câu lạc bộ BNTHA và được hỗ trợ kinh phí vãng gia nên
sự tiếp xúc với bệnh nhân thường xuyên hơn.
- Tỉ
lệ vận động BNTHA tham gia BHYT mới chưa cao và không có sự khác nhau
giữa 2 xã.
Đánh giá chung: năng lực quản
lý-điều trị bệnh THA của NVYT xã, ấp đã được cải thiện sau can
thiệp.
|