Kết quả thực hiện (tóm tắt)
|
- - Trên cơ sở kết quả điều tra của 90
doanh nghiệp sản xuất thuộc 5 nhóm ngành hàng (cơ khí, chế biến nông sản, thủy
sản, giày da may mặc và xây dựng) do tỉnh quản lý, đề tài đã xây dựng 01 phần mềm
tính toán các thành phần công nghệ và hệ số đóng góp công nghệ TCC để dánh giá
trình độ công nghệ của các cơ sở, trong đó nhóm nghiên cứu đã đề xuất bổ sung yếu
tố “thị trường” như là thành phần công nghệ thứ năm trong mô hình toán trắc lượng.
Phần mềm được thiết kế tính theo phương án
4 yếu tố và 5 yếu tố, từ đó đưa ra những kết quả so sánh và đánh giá.
- - Kết quả tính toán cho thấy hệ số
đóng góp công nghệ trung bình TCC của 90 đơn vị khảo sát là khá thấp (TCC =
0,421; T = 0,46; H = 0,37; I=
0,4; O = 0,46 và M = 0,37), phản ánh
trình độ công nghệ chung của các đơn vị này không cao.
- - Nguyên nhân chính:
- + Sự thiếu chủ động trong việc nắm bắt thị trường, chưa xây dựng
được thị trường ổn
định cho sản phẩm.
- + Công nghệ hiện sử dụng tại các xí nghiệp lạc hậu so với các nước
phát triển trên thế giới và ở mức trung bình so với các nước trong khu vực,
hình thức quản lý còn nhiều bất cập, đội ngũ lao động có trình độ không cao.
- + Kết quả không tương xứng của các thành phần T, H, I, O, M phản ánh những đầu tư vẫn còn
bất cập, chưa đồng bộ về công nghệ, nhân lực, thông tin, hình thức tổ chức quản
lý, thị trường dẫn đến hiệu quả nguồn đầu tư của các đơn vị thấp.
- - Nhóm nghiên cứu đã tính toán hệ số
đóng góp công nghệ cho từng ngành (05 ngành), cho các loại hình sở hữu khác
nhau, xây dựng biểu đồ công nghệ cho từng đơn vị và trên cd sở đó phân tích các
kết quả đạt được.
- - Dựa vào các kết quả đánh giá thực
trạng của 90 đơn vị sản xuất, đề tài đã đề xuất một số giải pháp đổi mới mang
tính hệ thống đối với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý các cấp, đồng thời cũng
đề xuất một số giải pháp cho từng loại hình doanh nghiệp, từng lĩnh vực ngành
hàng nhằm giúp các doanh nghiệp có thể thấy được những mặt còn tồn tại, từ đó
có thể là cơ sở xây dựng phương án nâng cao trình độ công nghệ của bản thân
doanh nghiệp, nhất là trong thời kỳ hội nhập và cạnh tranh quốc tế gay gắt hiện
nay và sắp tới.
|